ClockThứ Tư, 18/03/2020 07:30

Nguồn máu điều trị chỉ còn tính bằng ngày

TTH - Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến nguồn máu điều trị thiếu hụt trầm trọng trong các bệnh viện. Tính đến ngày 16/3, lượng máu dự trữ của Trung tâm Truyền máu Khu vực - Bệnh viện Trung ương Huế chỉ đủ dùng trong 4 - 5 ngày.

Hơn 360 cán bộ, đảng viên, người lao động tham gia hiến máu tình nguyệnPhú Vang hiến máu tình nguyện Xuân Hồng 2019Tiếp nhận 675 đơn vị máu từ Lễ hội Xuân hồng

Cung cấp thông tin dự phòng cho người hiến máu tình nguyện

“Người bệnh không thể chờ máu”

Ngồi một mình ở dãy hành lang vắng của khu vực xét nghiệm và tiếp nhận máu, Nguyễn Trọng Thiện (sinh viên năm thứ 5 của Trường đại học Y dược Huế) cho biết đây là lần thứ 27 bạn tham gia hiến tiểu cầu. Lần này, Trọng đến vì trung tâm đang rất cần và dù cho ngoài kia COVID-19 có phức tạp như thế nào, Trọng cũng không sợ. Đơn giản vì em hiểu rõ bệnh nhân đang cần sự có mặt của mình như thế nào.

Tại thời điểm chúng tôi đến, mỗi ngày Trung tâm Huyết học Truyền máu cần khoảng 20 khối tiểu cầu cho nhu cầu cấp cứu và điều trị. Nhưng gần hết buổi sáng, mới chỉ có 2 người đến hiến và thêm 6-7 cuộc hẹn được thực hiện trong buổi chiều. Trong trường hợp những cuộc hẹn đó đều thành công, cũng chưa chắc trung tâm có thể tiếp nhận được tiểu cầu của người hiến, do còn phụ thuộc vào nhiều yêu cầu khắt khe về máu tại thời điểm xét nghiệm. Điều đó cho thấy, sẽ chỉ có những ca bệnh cấp cứu mới được ưu tiên để sử dụng nguồn tiểu cầu hiện có. Những ca bệnh khác sẽ phải trì hoãn, gây kéo dài thời gian nằm viện, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Trung tâm Huyết học Truyền máu là đơn vị cung cấp máu cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh miền Trung. Tại thời điểm cuối tháng 2/2020, lượng máu dự trữ của trung tâm còn khoảng 1.000 đơn vị máu. Với nguồn dự trữ này, kết hợp với lượng máu dự kiến tiếp nhận (theo kế hoạch từ đầu năm của Ban chỉ đạo vận động HMTN các cấp) khoảng 3.900 đơn vị máu/tháng 3, về cơ bản trung tâm đủ nguốn máu cung cấp cho các bệnh viện trong khu vực.

Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kế hoạch tiếp nhận máu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tính đến thời điểm giữa tháng 3/2020, trung tâm mới chỉ tiếp nhận 3 đợt hiến máu tình nguyện với số lượng 981 đơn vị máu, còn 4 đơn vị dự kiến hiến 1.150 đơn vị máu thì đã hoãn. Những đơn vị còn lại đã lên kế hoạch, khả năng hoãn cũng rất lớn nên nguồn cung cấp máu cho công tác điều trị thực sự đang rất khó khăn. Theo ý kiến của TS. BS Đồng Sĩ Sằng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Huyết học Truyền máu: Nếu tình hình đại dịch COVID-19 còn kéo dài và diễn biến phức tạp thì khả năng tiếp nhận máu của trung tâm còn khó khăn hơn.

Trước tình hình này, Trung tâm Huyết học Truyền máu chủ động triển khai các giải pháp gỡ khó, như: nguồn máu hiện có ưu tiên phục vụ bệnh nhân cấp cứu, đề nghị Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp tiếp tục tổ chức các đợt hiến máu tình nguyện; vận động người nhà bệnh nhân hiến máu bổ sung; tranh thủ và tăng cường tiếp nhận máu tại trung tâm... Đồng thời, giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hướng dẫn người hiến máu thực hiện đầy đủ các bước theo khuyến cáo tự dự phòng dịch bệnh, sử dụng khẩu trang vải theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Trung tâm cũng chuẩn bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn cho người hiến máu sử dụng trước và sau khi hiến máu.

Thao tác trên thiết bị tiếp nhận tiểu cầu

“Máu là vô giá”

TS. BS Đồng Sĩ Sằng đã nhấn mạnh điều đó, khi chúng tôi chuyển thắc mắc của một số cá nhân rằng: Tại sao vận động người có đủ sức khỏe đi hiến máu tình nguyện mà trong quá trình cấp cứu, điều trị, các bệnh viện lại thu tiền của người bệnh? Theo TS. BS Sằng, đây là vấn đề cần được giải thích, tuyên truyền nhiều hơn nữa trong cộng đồng. Ngay cả nhân viên y tế, không phải ai cũng hiểu đúng vấn đề này. Ông nhấn mạnh: “Về nguyên tắc, “máu là vô giá, không thể tính bằng tiền”, nhưng chi phí máu (hay còn gọi là dịch vụ máu) thì phải trả tiền. Những dịch vụ đó bao gồm túi đựng máu, chi phí xét nghiệm, sàng lọc các bệnh lây truyền theo đường máu, phí bảo quản, vận động… người sử dụng phải chi trả. Hiện tại, cân đối giữa chi phí bệnh nhân trả và tổng giá dịch vụ máu thì Nhà nước vẫn đang bù lỗ cho hoạt động này”.

Hiện nay, tất cả các trung tâm truyền máu đều trực thuộc viện, Bệnh viện Trung ương hoặc bệnh viện tuyến tỉnh và là các đơn vị y tế công lập chịu sự giám sát của Chính phủ thông qua Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội. Để có 1 đơn vị máu an toàn từ người hiến máu tình nguyện đến người bệnh, đơn vị máu này đã phải cấu thành rất nhiều hạng mục đã được Bộ Tài chính thẩm định và có ý kiến tại công văn số 422/BTC-QLG ngày 11/01/2017 và được Bộ Y tế ban hành giá tại Thông tư số 05/2017/TT-BYT và tiếp tục bổ sung sửa đổi giá tại Thông tư số 20/2018/TT-BYT.      

Một trong những điểm rất nhân văn được Thông tư nêu rõ: “Người hiến máu tình nguyện trong trường hợp phải truyền máu tại cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu, thành phần máu tối đa bằng số lượng máu, thành phần máu đã hiến theo giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.

“Chúng tôi rất mong những người hiến máu, cả những người có điều kiện hiến máu mà chưa từng hiến, đừng quá lo ngại. Nếu bản thân không có những yếu tố dịch tễ, nguy cơ nhiễm virus COVID-19 thì vẫn tiếp tục hiến máu để cứu bệnh nhân. Ngay lúc này, rất nhiều bệnh nhân đang cần các bạn. Máu thì có thể được bảo quản để chờ bệnh nhân, nhưng bệnh nhân thì không thể chờ máu”, TS. BS Đồng Sĩ Sằng chia sẻ.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Top 5 khu vực nên lựa chọn thuê nhà nguyên căn kinh doanh ở Quận 3

Nhu cầu tìm cho thuê nhà nguyên căn Quận 3 tăng mạnh mẽ trong năm 2024. Không chỉ vì đây là nơi có nhiều tiện ích hiện đại, thuận tiện cho việc sinh sống mà còn bởi vì tiềm năng kinh doanh lớn của Quận 3. Bài viết này sẽ gợi ý bạn 5 khu vực nên thuê nhà nguyên căn để kinh doanh ở Quận 3.

Top 5 khu vực nên lựa chọn thuê nhà nguyên căn kinh doanh ở Quận 3
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

TIN MỚI

phốt bệnh viện Emcas có thật không
Return to top