ClockThứ Hai, 27/06/2022 15:47

Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch

TTH - Trước tình hình các ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng nhanh trong cả nước, ngành y tế kêu gọi các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và người dân chủ động, tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch, với phương châm “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, chú ý việc phát quang bụi rậm và nguồn nước sạch.

Phát động “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” năm 2022Tập trung phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thừa Thiên Huế truyền thông trực quan phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên các tuyến giao thông chính

Tính đến cuối tuần qua, cả nước ghi nhận gần 63.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, 29 trường hợp tử vong và 47.821 trường hợp phải nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 97% lần, số tử vong tăng 24 trường hợp. Riêng tại Thừa Thiên Huế, tính đến ngày 22/6, số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận đã lên đến 160 ca (trong đó có 20 ca ngoại lai), tăng 36 ca so với 5 ngày trước đó. Bộ Y tế dự báo, thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.

Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), năm nay, số ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn, trong khi những năm trước số người lớn tử vong nhiều hơn. Ngay từ khi có dịch sốt xuất huyết rải rác tại một số địa phương, nhất là ở khu vực miền Nam, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các Sở Y tế tăng cường truyền thông, tổ chức phòng, chống dịch tại địa bàn với nhiều biện pháp, trong đó chú ý nhiều biện pháp như phát quang bụi rậm, chú ý nguồn nước sạch.

Theo Bộ Y tế, ngành y tế đang phải đáp ứng mục tiêu kép, tiếp tục chống dịch COVID-19 và tăng cường đáp ứng đối với sốt xuất huyết, đặc biệt ở các địa phương miền Trung, miền Nam. Do vậy, Bộ yêu cầu các cơ sở y tế tuân thủ việc thu dung, điều trị người bệnh sốt xuất huyết theo các phân độ. Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn bù dịch theo hướng dẫn. Đồng thời, tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị sốt xuất huyết”, “Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị.

“Sốt xuất huyết trong bối cảnh COVID-19 khiến nhiều người nhầm lẫn và có tâm lý chủ quan, không đến cơ sở khám, chữa bệnh ngay mà tự theo dõi. Khi đến cơ sở khám, chữa bệnh thì bệnh đã chuyển nặng, gây khó khăn trong công tác điều trị” - đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nói và khuyến nghị truyền thông cần nói về nguy cơ, cung cấp cho người dân kiến thức nhận biết sốt xuất huyết, điều trị kịp thời...

Theo phác đồ hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y tế, khi người bệnh có  một số triệu chứng sau thì cần phải được đưa tới cơ sở y tế, gồm: Chảy máu (các chấm hay đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo); nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở.

Đối với người bệnh điều trị ngoại trú, trẻ sốt trên 38,5 độ C dùng paracetamol 10-15mg/kg/lần. Sử dụng 3-4 lần/ngày. Lau mát bằng nước ấm khi sốt cao. Người bệnh cần uống nhiều nước, thức ăn lỏng dễ tiêu và tránh thức ăn màu đỏ, đen nâu (để tránh nhầm lẫn với xuất huyết). Bộ Y tế cũng khuyến cáo người bệnh không được uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid. Nếu đã uống thuốc này, người bệnh cần tới bác sĩ để thăm khám. Người bệnh không cần thiết uống kháng sinh.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Chủ động giúp dân phòng, chống thiên tai

Huyện A Lưới là địa bàn có đồi núi cao, hiểm trở, có nguy cơ sạt lở cao vào mùa mưa lũ. Nhiều hộ dân sinh sống ở vị trí sườn đồi, ven sông, suối và những nơi trũng thấp… Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện A Lưới đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người dân.

Chủ động giúp dân phòng, chống thiên tai

TIN MỚI

Return to top