ClockChủ Nhật, 29/01/2017 07:46

Phòng khám bác sĩ gia đình Trường Đại học Y Dược Huế: Từ hạt nhân đầu tiên

TTH - Một thành tựu nổi bật trong công tác chăm sóc y tế của tỉnh trong năm 2016 là sự kiện Phòng khám Bác sĩ gia đình (BSGĐ) Trường đại học Y Dược Huế được Bộ Y tế thẩm định và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 325/BYT-GPHĐ.

Trung tâm Y học gia đình – Trường đại học Y Dược Huế

Phòng khám BSGĐ Trường đại học Y Dược Huế là phòng khám BSGĐ đầu tiên trong cả nước hoạt động theo mô hình độc lập, có chức năng khám chữa bệnh ban đầu, quản lý sức khoẻ theo nguyên lý y học gia đình (YHGĐ) cho người dân, đồng thời được tiếp nhận người bệnh từ các phòng khám tuyến dưới chuyển lên. Phòng khám cũng đã được Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh thẩm định cho phép tiếp nhận khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến đối với người có thẻ BHYT. Với đội ngũ các giáo sư, bác sĩ uy tín, nhiều kinh nghiệm được đào tạo tại nước ngoài về YHGĐ và trang thiết bị hiện đại, phòng khám được Bộ Y tế đánh giá là mô hình mẫu cho cả nước và được Sở Y tế chọn làm hạt nhân cho việc phát triển mạng lưới phòng khám BSGĐ tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên thế giới, mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước và được đánh giá là giải pháp căn cơ nhất trong việc cải tiến các hệ thống chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và công bằng. BSGĐ đóng vai trò như là “người gác cổng” trong hệ thống y tế, thực hiện chăm sóc sức khỏe cho từng cá thể trong bối cảnh gia đình và xã hội của họ, đồng thời phối hợp với các chuyên khoa khác để tăng khả năng tiếp cận, tính liên tục và toàn diện của các dịch vụ y tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người lớn tuổi, người mắc nhiều bệnh lý mạn tính cùng lúc, cần có kế hoạch chăm sóc tổng thể, liên tục và toàn diện, chứ không phải chỉ tập trung vào một bệnh trước mắt. Những đặc trưng này của BSGĐ giúp mang lại các kết quả sức khỏe tốt hơn, tăng sự hài lòng của bệnh nhân, giảm nguy cơ nhập viện và chi phí y tế.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ giai đoạn 2013-2020” và tháng 4/2016 vừa qua đã phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ giai đoạn 2016-2020. Theo đó, lộ trình đến năm 2020 có ít nhất 80% tỉnh, thành phố triển khai mô hình phòng khám BSGĐ

GS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng và TS. Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội BSGĐ Việt Nam chúc mừng GS. Amanda Howe, tân Chủ tịch Hội BSGĐ Thế giới, tại Hội nghị BSGĐ toàn cầu, Rio De Janeiro, Brazil, tháng 11/2016

Trung tâm Y học gia đình đã đào tạo được 168 BS CK1 YHGĐ và hơn 100 bác sĩ đào tạo định hướng YHGĐ. Bên cạnh đó, trung tâm đã tiến hành phát triển, biên soạn và biên dịch nhiều tài liệu, trong đó có sách hướng dẫn của Hiệp hội BSGĐ thế giới “Vai trò của y học gia đình trong cải thiện các hệ thống y tế” đã được in và phát hành rộng rãi. Trung tâm cũng đã và đang thực hiện một số nghiên cứu lớn hợp tác với các đối tác quốc tế từ Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản về y học gia đình và chăm sóc ban đầu tại Việt Nam, góp phần xây dựng chính sách và phát triển chuyên ngành YHGĐ tại Việt Nam.

Trong bước đầu áp dụng mô hình bác sĩ gia đình, Phòng khám BSGĐ thuộc trung tâm đã triển khai các dịch vụ quản lý và chăm sóc sức khỏe cá nhân và hộ gia đình, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, cũng như thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn sức khoẻ, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân. Phòng khám BSGĐ đã tổ chức được một số chương trình khám và tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 3.000 người dân tại các địa phương cũng như hỗ trợ các trang thiết bị thiết yếu và chuyên môn kỹ thuật cho các phòng khám BSGĐ ở tuyến xã, phường và tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế, Phòng khám Bác sĩ gia đình Trường đại học Y Dược Huế đang triển khai chương trình nâng cao chất lượng, an toàn khám chữa bệnh, tạo dựng môi trường y tế thân thiện, chuyên nghiệp, hướng đến kiểm định đạt chuẩn quốc tế JCI về quản trị phòng khám và an toàn, chất lượng trong chăm sóc y tế. Đây là một tín hiệu vui cho người dân trong tỉnh nói riêng cũng như sự phát triển của mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam nói chung.

Trung tâm Y học gia đình Trường đại học Y Dược Huế được thành lập tháng 3/2015 với các chức năng khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trung tâm nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ tổ chức Atlantic Philanthropies, Đại học Boston – Hoa Kỳ và các đại học từ Vương quốc Bỉ với mục tiêu đầu tư phát triển là mô hình điểm cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành YHGĐ, chuyển giao kỹ thuật, và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu chất lượng cao cho người dân.

Hiếu Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên

TIN MỚI

Return to top