ClockThứ Tư, 08/01/2020 15:00

"Phủ sóng" bảo hiểm y tế trên vùng cao A Lưới

TTH - Ưu tiên dành nhiều chính sách trong công tác chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được các cấp, các ngành huyện A Lưới đặc biệt quan tâm. Các hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS ở vùng kinh tế khó khăn được cấp BHYT, nên mỗi khi ốm đau, bà con được nằm viện điều trị, cấp thuốc miễn phí, qua đó đã góp phần cải thiện cuộc sống của bà con.

Sửa quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệpNợ bảo hiểm xã hội, khó cũng kiên quyết đòiTiện ích thẻ bảo hiểm y tế điện tử

Bà Hồ Thị Hà được các y, bác sĩ Bệnh viện huyện A Lưới chăm sóc tận tình, chu đáo

Giảm bớt khó khăn

Ông Đỗ Duy Long, ở xã Hương Lâm (A Lưới), nhập viện tại Bệnh viện huyện A Lưới hơn 10 ngày nay, do tai nạn lao động gây thương tích nặng ở bàn chân. Các khoản chi phí thủ thuật, thuốc men và giường bệnh gần 6 triệu đồng. Đây là khoản tiền rất lớn đối với bà con nghèo trên vùng cao này. Tuy nhiên, nhờ có BHYT miễn phí, ông không phải chi trả số tiền này, lại được chăm sóc tận tình, chu đáo.

Cùng nằm viện với ông Long là bà Hồ Thị Hà, người dân tộc Tà Ôi, ở xã A Ngo. Bà Hà nhập viện trong tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân. Bà đã ra trạm xá xã xin thuốc uống nhưng không đỡ, gia đình liền đưa bà đến Bệnh viện huyện A Lưới để khám chữa trị. Qua chẩn đoán, bà bị viêm ruột thừa cấp, phải mổ kịp thời. Sau phẫu thuật và 1 tuần nằm viện, tình trạng sức khỏe của bà Hà đã ổn định.

Bà Hà bộc bạch, tổng cộng các khoản chi phí đợt điều trị này phải hết hơn 5 triệu đồng, là hộ nghèo được cấp BHYT miễn phí nên các khoản chi phí đó đều do bảo hiểm huyện thanh toán. “Nhờ bệnh viện huyện đã có các trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn của các y bác sĩ được nâng cao, nên tôi được phẫu thuật tại đây, kịp thời cấp cứu không dẫn đến nguy kịch và đỡ tốn kém. Bà con ở các bản, làng bây giờ tin tưởng ngành y ở địa phương lắm, ai ốm đau đều tìm đến trạm xá, nếu nhẹ thì có thể điều trị ở xã, còn bệnh nặng thì chuyển lên tuyến huyện…”. Bà Hà nói.

Bệnh viện huyện A Lưới gần đây đã được đầu tư trang thiết bị hoàn chỉnh. Ngoài cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp, bệnh viện còn được trang bị các máy móc hiện đại, đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ, phối hợp chuyển giao các kỹ thuật mới… Chính vì vậy, nhiều trường hợp cấp cứu bệnh nhân bệnh nặng được cứu chữa kịp thời.

Hướng đến phủ kín BHYT toàn dân

A Lưới là huyện miền núi tuyến biên giới có trên 75% đồng bào DTTS, gồm các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy, Vân Kiều... Phần lớn trong số họ là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về kinh tế, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Theo chính sách, các đối tượng này đều được nhà nước cấp BHYT hộ gia đình, vì vậy khi đến bệnh viện bà con không tốn kém nhiều trong quá trình điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Quang Phú, Giám đốc Bệnh viện huyện A Lưới cho biết, người có thẻ BHYT đều được hưởng đầy đủ các quyền lợi như tiêu chuẩn về giường bệnh, thuốc theo quy định. Đối với các trường hợp khi đến khám có sai sót về mặt thủ tục trong in cấp thẻ, chúng tôi đều phối hợp với BHXH huyện, hướng dẫn kịp thời cho người dân liên hệ điều chỉnh để được hưởng ngay chế độ BHYT…

Giám đốc BHXH huyện A Lưới Nguyễn Văn Hiển chia sẻ, chúng tôi đã phối hợp tốt với các xã tiến hành thống kê, rà soát các trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí nhằm tránh trường hợp bỏ sót hoặc cấp trùng thẻ BHYT, để bà con được hưởng quyền lợi theo đúng quy định.

Theo chia sẻ của lãnh đạo BHXH huyện A Lưới, việc chăm sóc sức khỏe cho người có thẻ BHYT trong công tác khám chữa bệnh tận tình chu đáo là yếu tố thúc đẩy, khuyến khích người dân tự nguyện mua BHYT ngày càng tăng lên. Năm 2019, số người tham gia BHYT ở A Lưới hơn 49.960 người, đạt 97,2% dân số toàn huyện.

Ông Nguyễn Văn Hiển cho rằng, để duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT và thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, cơ quan BHXH huyện sẽ tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện huy động hệ thống chính trị thực hiện tốt chính sách BHYT. Trong đó, xác định chỉ tiêu BHYT là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội các địa phương.

Huyện A Lưới phấn đấu năm 2020 hoàn thành mục tiêu trên 50.160 người dân tham gia BHYT, tiến tới hoàn thành bao phủ toàn dân.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

TIN MỚI

Return to top