ClockThứ Tư, 30/03/2022 08:44

Sẵn sàng tiêm vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi

Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ triển khai theo chiến dịch trong tháng 4/2022; tổ chức tiêm tại các trạm y tế phường - xã, bệnh viện, điểm lưu động và trường học

Bộ Y tế làm rõ tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em, kiến nghị tổng số vaccine cần muaĐặt mục tiêu hoàn thành tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi trước tháng 9Pfizer cam kết cung cấp vaccine nhanh nhất, sớm nhất cho Việt Nam để tiêm cho trẻ từ 5 tuổiĐể phụ huynh yên tâm khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Sớm được tiêm vaccine là tấm lá chắn an toàn để học sinh yên tâm học tập khi đến trường. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)

Bộ Y tế vừa có Công văn số 1535/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Cần thiết phải tiêm cho trẻ

Bộ Y tế cho biết dự kiến triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 4, ngay sau khi Úc viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vắc-xin Pfizer và Moderna.

Hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Bộ Y tế) đang phối hợp với Đại sứ quán Úc để đưa vắc-xin về Việt Nam. Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều, bao gồm: 0,7 triệu liều do Pfizer sản xuất và 9 triệu liều do Moderna sản xuất. Số vắc-xin này đều có hạn sử dụng đến tháng 7-2022, dự kiến vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4. Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Úc viện trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi sẽ triển khai theo chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định ở trạm y tế phường - xã, bệnh viện, điểm tiêm lưu động và trường học. Trẻ trong độ tuổi đi học sẽ được lập danh sách theo lớp, bao gồm học sinh lớp 6 của trường THCS, học sinh đang học trường tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) và trẻ 5 tuổi đang học mẫu giáo. Những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để bảo đảm không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng.

Thời gian qua, nhiều trường học ở Hà Nội, TP HCM và một số địa phương đã lấy ý kiến phụ huynh về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Chị Đ.B.H - có con học tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai, TP Hà Nội - cho biết cách đây 1 ngày, cô giáo chủ nhiệm đã gửi mẫu để phụ huynh đăng ký tiêm vắc-xin cho con. Sau một ngày, hơn một nửa phụ huynh đã đăng ký. Một số chưa đăng ký với lý do con vừa khỏi Covid-19 cách đây không lâu. Nhìn chung, đa phần cha mẹ học sinh rất muốn tiêm vắc-xin cho con. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận phụ huynh lo lắng vì chưa nắm được nhiều thông tin, mức độ an toàn tiêm cho trẻ như thế nào.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Ngô Thị Minh cho rằng lắng nghe các bậc cha mẹ là cần thiết nhưng trong khó khăn, chúng ta phải chọn phương án khả dĩ nhất. "Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, quy trình xử lý sự cố trong quá trình tiêm và theo dõi sau tiêm. Các cháu sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm tại bệnh viện nên cha mẹ có thể yên tâm" - bà Minh nhấn mạnh.

An toàn là yêu cầu hàng đầu

Theo đại diện Chương trình Tiêm chủng quốc gia, việc tiêm chủng được thực hiện giống như đợt trước đó với nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi, tức triển khai tiêm trước cho nhóm trẻ học lớp 6 (dưới 12 tuổi) và hạ thấp dần độ tuổi. Yêu cầu hàng đầu là bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ tập huấn, hướng dẫn chuyên môn triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi cho các địa phương; hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức buổi tiêm chủng, góp phần bảo đảm an toàn chung.

Nói về sự cần thiết tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, khẳng định việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ lứa tuổi này có ý nghĩa rất quan trọng, làm giảm nguy cơ bệnh nặng, giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là người có nguy cơ cao, những người chống chỉ định tiêm chủng và chưa đến tuổi tiêm chủng. Việc này góp phần tăng diện bao phủ vắc-xin trong cộng đồng, góp phần thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo đại diện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, hiện hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó có nhiều nước tại châu Á như Nhật Bản, Singapore, Philippines, Malaysia… Ghi nhận thực tế từ các nước đã tiêm vắc-xin cho nhóm này cho thấy tỉ lệ phản ứng thông thường (như sốt, sưng đau tại chỗ) khi trẻ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cũng tương đối thấp.

Liên quan đến băn khoăn của nhiều phụ huynh về việc trẻ từng mắc Covid-19 (tức là đã có miễn dịch tự nhiên) liệu có cần tiêm vắc-xin không, TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho biết một số nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm.

Vì vậy, theo TS Phạm Quang Thái, nên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ngay sau khi nhiễm bệnh thì miễn dịch sẽ nhiều hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, thậm chí hạn chế cả những hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Cần đảm bảo an toàn trên đường công vụ Hải Dương

Tuyến giao thông trục chính qua địa bàn xã Hải Dương (TP. Huế) được “trưng dụng” làm đường công vụ phục vụ thi công “đại dự án” tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (gọi tắt DA đường ven biển), khiến người dân đi lại khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Cần đảm bảo an toàn trên đường công vụ Hải Dương
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

TIN MỚI

Return to top