ClockThứ Hai, 25/05/2020 10:07

Thế giới 5,5 triệu ca Covid-19, Việt Nam 39 ngày không lây nhiễm cộng đồng

ến 6 giờ sáng ngày 25/5, Việt Nam đã bước vào ngày 39 không có ca Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Báo Politico (Mỹ) nhận định Việt Nam là nước ứng phó tốt nhất với đại dịch Covid-19.

ADB cam kết mở rộng hỗ trợ quốc gia thành viên chống lại tác động của COVID-19Truyền hình Nhật Bản ca ngợi Việt Nam chống dịch COVID-19 hiệu quảViệt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19, là hành khách từ Nga về đã được cách ly

Gần như mọi quốc gia trên thế giới đều đang vật lộn để mở cửa trở lại nền kinh tế một cách an toàn, trong khi vẫn tiếp tục chiến đấu với dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số nước đang làm tốt hơn những nước khác, theo Politico.

Bệnh nhân Covid thứ 19 có thời gian điều trị dài nhất, sau hơn 2 tháng điều trị đã vượt qua nguy kịch.

Đại dịch Covid-19 đã lan rộng ra nhiều quốc gia ở những thời điểm khác nhau và mỗi nước có cách ứng phó khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị, y tế cũng như nền kinh tế. Mặc dù có một số điểm sáng, nhưng gần như tất cả các nước đều có bức tranh tổng quan phức tạp.

Bảng đánh giá của Politico dựa trên việc thống kê về tình trạng lây nhiễm, số ca tử vong, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp và các biện pháp chống dịch của chính phủ từng nước.

Trong số 30 quốc gia được xếp hạng, Politico đánh giá Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về chống dịch thành công.

“Việt Nam là nước đông dân nhưng không có ca tử vong nào, với khoảng 300 ca nhiễm được ghi nhận trong tổng số 95 triệu dân. Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán tăng 2,7% trong năm 2020, đưa Việt Nam trở thành nước ứng phó thành công nhất với Covid-19 trên toàn cầu”, Politico nhận định.

Theo đó, đến 6 giờ sáng ngày 25/5, trong khi thế giới có gần 5,5 triệu người mắc Covid-19 với hơn 346 nghìn trường hợp tử vong, đến nay Việt Nam ghi nhận 325 ca mắc, không ca tử vong. Trong 58 ca bệnh đang điều trị, đã có thêm 11 trường hợp âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2.

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 24/5: 39 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong 325 ca mắc Covid-19, có tổng cộng 185 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 15.412, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 58

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.523

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 6.831

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đã có 267/325 bệnh nhân được điều trị khỏi, chiếm  82%. Hiện chỉ còn 58 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, chủ yếu là các ca mới mắc ghi nhận từ người nhập cảnh. Trong đó, đã có 11 ca âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2.

Đặc biệt, đến nay các trường hợp mắc Covid-19 nặng, nguy kịch đều đã âm tính với SARS-CoV-2.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

TIN MỚI

Return to top