ClockThứ Sáu, 13/03/2020 09:54

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quyết liệt hơn các nguồn lây nhiễm

Sáng nay, 13/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mớiTiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 về nông nghiệp, nông dân, nông thônHoãn toàn bộ giải Serie A vì Covid-19Thủ tướng: Việt Nam sẽ chặn đứng dịch bệnhLập Hội đồng thẩm định Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19

Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng đọc bài thơ mà một nhà khoa học gửi tới Thủ tướng, thể hiện dân tộc ta, đất nước ta đoàn kết, quyết tâm trong chống dịch, “điều đó cũng nhắn nhủ chúng ta làm tốt trách nhiệm trong công cuộc quan trọng này”.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng chuyển lời khen ngợi tới Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành, địa phương, các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phòng chống, chăm sóc, điều trị người bệnh, các nhà tài trợ, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức 2 hội nghị trực tuyến toàn quốc để phổ biến trong hệ thống Mặt trận về phòng chống dịch và nhiều tổ chức, cán nhân khác mà “chúng ta không thể nói hết, chúng ta phải nhân ngọn lửa này trong từng đơn vị, cơ sở, khu dân cư, coi đó là những tấm gương quý”. Chúng ta cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hàng hóa, lương thực, thực phẩm để phục vụ người dân.

Thủ tướng cho biết, cuộc họp hôm nay đề cập đến nhiều vấn đề như hạn chế visa, kiểm soát việc khai báo y tế, hồ sơ sức khỏe... hay các ổ dịch mới xuất hiện trên bản đồ thế giới. Do đó, “chúng ta phải có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết trong vấn đề này”, phải ngăn chặn mạnh mẽ hơn, quyết liệt, kịp thời hơn nữa các nguồn lây nhiễm ra Việt Nam.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, từ ngày 6/3/-12/3/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 28 trường hợp mắc mới (17 trường hợp người Việt Nam và 11 trường hợp người nước ngoài), nâng tổng số mắc lên 44 người. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 28.979 người, trong đó có 440 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.557 người cách ly tập trung tại cơ sở tập trung và 16.982 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Trên thế giới ghi nhận 126.529 trường hợp mắc tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó những quốc gia có số mắc nhiều nhất là Trung Quốc (80.793), Italy (12.462), Iran (9.000), Hàn Quốc (7.869), Pháp (2.281), Tây Ban Nha (2.277), Đức (1.966), Mỹ (1.336) với 4.635 trường hợp tử vong. Tại Mỹ, đã có 1.336 trường hợp mắc, phân bố tại 43 tiểu bang, trong đó 23 tiểu bang đã công bố tình trạng khấn cấp liên quan tới COVID-19. Mỹ đã nâng mức khuyến cáo đi lại toàn cầu và yêu cầu công dân Mỹ cân nhắc việc xuất cảnh. Tổng thống Mỹ đã tạm dừng cho nhập cảnh đối với những người đến từ các nước châu Âu trong vòng 30 ngày tới.

Trong vòng 2 tuần qua, số ca mắc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng gấp 3 lần.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia, trong những ngày tới và những tuần tới, dự đoán số ca mắc bệnh mới, số người tử vong và số quốc gia bị ảnh hưởng thậm chí sẽ tăng cao hơn nữa...

Theo ước tính của Bộ Giao thông vận tải, dự kiến mỗi ngày có khoảng 2.000- 3.000 người Việt Nam từ châu Âu về nước qua đường hàng không. Các Bộ: Ngoại giao, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo thông báo cho những người Việt Nam dự định về nước về việc phải khai báo y tế điện tử bắt buộc trước 36 giờ để tổ chức phân loại và cách ly tập trung sau khi nhập cảnh.

Có khoảng trên 52.000 người nhập cảnh và chưa xuất cảnh khỏi Việt Nam thuộc 10 nước đã tạm dừng miễn thị thực đơn phương. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo chính quyền địa phương rà soát những nơi đăng ký tạm trú, lưu trú để thực hiện khai báo y tế bắt buộc như khi nhập cảnh để thực hiện giám sát y tế và kịp thời cách ly khi có biểu hiện

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

Bên cạnh những gia đình luôn tôn trọng, lưu giữ giá trị tốt đẹp từ lễ nghi cho đến các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Đó được xem như là vấn nạn nghiêm trọng.

Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Return to top