ClockThứ Ba, 13/04/2021 10:18

Tỉnh đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 2

Sáng 13/4, Bộ Y tế cho biết đến nay đã có gần 59.300 người tiêm ngừa vaccine COVID-19, hiện Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên đã triển khai tiêm đợt 2 cho 311 người. Việt Nam cũng đang nỗ lực tiến trình thử nghiệm lâm sàng 2 vaccine COVID-19 "made in" Việt Nam.

Sáng 30/3, Việt Nam không thêm ca mắc mới COVID-19, đã có 46.416 người được tiêm vaccineSáng 27/3, không ca mắc COVID-19; có 44.000 người đã tiêm vắc xin AstraZenecaKhẩn trương tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, đúng đối tượng

Vaccine COVIVAC- vaccine phòng COVID-19 thứ 2 của Việt Nam do IVAC nghiên cứu, phát triển đã bước vào thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 1 ngày 12/4

Trước đó, Bắc Ninh đã kết thúc triển khai tiêm chủng đợt 1. Đến nay, 9/19 tỉnh đã kết thúc triển khai kế hoạch đợt 1 là Tây Ninh, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Giang và Bắc Ninh.

Tính đến 16 giờ ngày 12/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 tại 19 tỉnh/TP cho 59.249 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Chi tiết 831 người được tiêm tại 4 tỉnh/TP trong ngày 12/04/2021 như sau:  Quảng Ninh: 247 người; Hải Phòng: 75 người; Bắc Ninh: 311 người; TP. Hồ Chí Minh: 198 người.

Tại Hà Nội, lãnh đạo sở Y tế cho biết, Hà Nội sẽ phấn đấu hoàn thành việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 2 trong tháng 4/2021. Dự kiến sẽ được triển khai từ ngày 15/4 và kết thúc vào ngày 30/4. Sau đó, sẽ triển khai tiêm vét đợt 2 từ ngày 1/5 đến 10/5.

Liên quan đến tiến độ thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 trong nước, hiện vaccine COVIVAC- vaccine phòng COVID-19 thứ 2 của Việt Nam do IVAC nghiên cứu, phát triển đã bước vào thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 1 ngày 12/4. Dự kiến ngày 15/5 sẽ hoàn thành thử nghiệm lâm sàng mũi 2.

TS Phạm Thị Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, thành viên nhóm nghiên cứu cho hay, đánh giá 24h sau tiêm và 7 ngày sau tiêm ở 66 tình nguyện viên cho thấy không xuất hiện các biến cố bất lợi nghiêm trọng. Các phản ứng đều nằm trong dự kiến, đa số là các triệu chứng nhẹ sau tiêm như đau tại vị trí tiêm, đau đầu thoáng qua.

Các triệu chứng trên đa số hết trong 24h đầu sau tiêm, không cần điều trị gì. Hiện chưa phát hiện bất thường trên xét nghiệm huyết học và sinh hóa đánh giá an toàn sau tiêm...

Thông tin từ nhóm nghiên cứu cho biết, ngày bắt đầu lấy mẫu đánh giá miễn dịch để báo cáo giữa kỳ (D43): 27/04/2021; Ngày hoàn thành lấy mẫu đánh giá miễn dịch để báo cáo giữa kỳ (D43): 29/05/2021

Đối với vaccine NanoCovax - vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam do Nanogen nghiên cứu, phát triển đã hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 2 và dự kiến tuần đầu tiên của tháng 5/2021 sẽ thử nghiệm giai đoạn 3.

Thời điểm này, nhóm nghiên cứu đang bận rộn để lấy mẫu máu so sánh hiệu quả sinh kháng thể và các chỉ số có liên quan ở thời điểm trước tiêm, ngày thứ 28 khi tiêm xong 2 mũi và ngày thứ 35, tức là 1 tuần sau tiêm mũi vaccine thứ 2. Sau đó sẽ có 10 ngày phân tích dữ liệu và hoàn thiện báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, đề cương nghiên cứu giai đoạn 3 gửi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh, Bộ Y tế.

Dự kiến 5/5 có thể bắt đầu những mũi tiêm đầu tiên của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Ở giai đoạn 3 của nghiên cứu, như dự kiến ban đầu là sẽ tiêm diện rộng trên 10.000 người và sẽ có 3 đơn vị tham gia thử nghiệm lâm sàng (giai đoạn 1 có 1 đơn vị tham gia, giai đoạn 2 là 2 đơn vị).

Trên thế giới, hiện đã có tổng cộng 137.214.549 ca mắc, trong đó 110.321.122 ca đã khỏi bệnh; 2.957.205 ca tử vong và 23.936.222 ca đang điều trị (104.012 ca diễn biến nặng).

Riêng trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 485.609 ca, tử vong tăng 5.927 ca. Ước tính cứ hai ngày có thêm 1 triệu ca mắc, 20 nghìn ca tử vong. Ấn Độ là nước có số ca mắc cao nhất, mỗi ngày có hơn 150 nghìn ca mắc.

Theo chinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 như sau:

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Return to top