ClockChủ Nhật, 31/07/2022 06:32

Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số

TTH - Vấn đề này đã được ThS.BS CKII. Phan Đăng Tâm, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ nhấn mạnh khi nói về vai trò của truyền thông đối với các nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số (DS) trong tình hình mới.

Vì chất lượng dân sốNỗ lực vì chất lượng dân số

Ths. BS CKII. Phan Đăng Tâm

ThS.BS CKII. Phan Đăng Tâm cho biết: Cho đến thập niên 60 của thế kỷ trước, mức sinh ở nước ta vẫn rất cao, bình quân mỗi bà mẹ có tới 7 con. Vì vậy, mục tiêu cốt lõi của chính sách DS của Đảng và Nhà nước ta suốt nửa cuối thế kỷ 20 là giảm sinh, thực hiện “mỗi gia đình chỉ có 2 con”, hay còn gọi là “đạt được mức sinh thay thế”. Sau gần 60 năm kiên trì và đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), mức sinh ở nước ta đã giảm mạnh. Số con trung bình của một bà mẹ tính đến hết tuổi sinh đẻ từ năm 2006 đến nay chỉ còn khoảng 2 con.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì tình trạng DS nước ta cũng xuất hiện nhiều thách thức mới. Mức sinh có nơi giảm quá sâu, có nơi lại vẫn còn cao. Giới tính trẻ khi sinh mất cân bằng nghiêm trọng. Cơ cấu DS vàng chưa được tận dụng hiệu quả. Chất lượng DS tăng lên nhưng chưa cao... Với bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XII năm 2017 đã ban hành Nghị quyết 21 về công tác DS trong tình hình mới, nhấn mạnh: “Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng DS và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội”.

Vậy nhiệm vụ công tác DS và phát triển của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Kế thừa các bài học kinh nghiệm 60 năm qua, công tác DS của Thừa Thiên Huế tiếp tục phấn đấu triển khai thành công Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác DS trong tình hình mới. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, trong tình hình mới, Thừa Thiên Huế vẫn là địa phương có tổng tỷ suất sinh cao hơn mức sinh thay thế và đang có xu hướng tăng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng DS, thì KHHGĐ vẫn là “trọng tâm” của chính sách DS, chứ không phải “từ bỏ”. Thậm chí, công tác này còn cần được duy trì mạnh mẽ hơn nhưng với mục tiêu mới và phương thức thực hiện mới.

Ngành y tế khám và phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi vùng khó khăn

Đến nay, tỉnh ta đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo công tác DS và phát triển. Trong đó, tiếp tục củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo DS và phát triển; tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, chuyển trọng tâm từ DS - KHHGĐ sang DS và phát triển; nâng cao vai trò và năng lực của hệ thống làm công tác DS; đẩy mạnh truyền thông để cán bộ và Nhân dân hiểu được trọng tâm của chính sách DS mới; tăng cường cung cấp dịch vụ phù hợp đến tận người dân.

Trong nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ DS - KHHGĐ của tỉnh, truyền thông đã có những đóng góp như thế nào?

Thời gian qua, công tác truyền thông, giáo dục DS - KHHGĐ đã có những đóng góp đột phá. Chúng tôi xác định truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng DS. Do vậy, công tác này được triển khai sâu rộng, thường xuyên ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cộng đồng, gia đình và từng cặp vợ chồng. Các hoạt động truyền thông vận động đã góp phần làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp có sự cam kết, ủng hộ mạnh mẽ chính sách, pháp luật về DS - KHHGĐ thông qua sự quan tâm chỉ đạo, ban hành nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của công tác DS - KHHGĐ các cấp trong quá trình thực hiện. Nhờ đó, chương trình phối hợp thực hiện công tác DS - KHHGĐ được tổ chức dưới nhiều hình thức phù hợp với thế mạnh của gần 20 ban, ngành, đoàn thể. Đồng thời, huy động được đông đảo các lực lượng trong xã hội cùng tích cực tham gia các hoạt động truyền thông về DS - KHHGĐ.

Những nhóm đối tượng nào sẽ được các hoạt động truyền thông tập trung tác động, thưa ông?

Theo tôi, để tiếp tục thực hiện thành công công tác DS và phát triển trong tình hình mới, các đối tượng chính cần được truyền thông tác động nhiều hơn nữa là các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, các cặp vợ chồng, nam - nữ thanh niên ở độ tuổi sinh đẻ, trẻ vị thành niên, người cao tuổi và các chức sắc tôn giáo, già làng trưởng bản. Bởi lẽ, công tác nâng cao chất lượng DS không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành y tế, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân. Chính sự vào cuộc một cách đồng thuận ấy là yếu tố quan trọng để chúng ta thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nâng cao chất lượng DS, như: thực hiện tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên - thanh niên...

Theo ông, các hoạt động truyền thông về công tác DS sẽ tập trung vào những nội dung nào?

Công tác DS trong thời gian tới có 6 nội dung cần được tập trung đẩy mạnh truyền thông để hoàn thành các mục tiêu. Trước tiên, truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động sự tham gia và cam kết với công tác DS thông qua việc chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, lồng ghép các vấn đề DS trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đó là tiếp tục giảm sinh vững chắc nhằm tiến tới đạt mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa DS, phân bố dân cư hợp lý, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.

Nội dung thứ hai là truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết, sự ủng hộ và tích cực thực hiện của mọi người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng, nam, nữ ở độ tuổi sinh đẻ trong cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con. Thứ ba là truyền thông nâng cao nhận thức, thái độ, kỹ năng thực hành của vị thành niên, thanh niên về sức khỏe sinh sản - KHHGĐ. Thứ tư, truyền thông nâng cao nhận thức, tạo môi trường đồng thuận và tích cực tham gia của toàn xã hội vào phong trào hỗ trợ, chăm sóc nâng cao tinh thần và sức khỏe người cao tuổi. Thứ năm, truyền thông nâng cao nhận thức của toàn xã hội về lợi ích của việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giá trị và quyền bình đẳng của trẻ em gái; tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi. Và cuối cùng là truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết, kỹ năng thực hành của mọi người dân về các vấn đề liên quan đến tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tiến tới đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng này góp phần nâng cao chất lượng DS.

Xin cảm ơn ông!

ĐỒNG VĂN (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam

Phụ kiện xe VIP - Nơi mang đến giải pháp hoàn hảo cho chiếc xe của bạn. Với hơn 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt, và giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Với các mẫu mã không ngừng cập nhật và cải tiến để phù hợp với xu hướng thị trường, đảm bảo rằng khách hàng luôn tìm thấy những lựa chọn mới nhất và tốt nhất cho xế yêu của mình.

Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường; đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

TIN MỚI

Return to top