ClockThứ Sáu, 31/07/2020 15:06

Việt Nam có ca tử vong đầu tiên do dịch COVID-19 với bệnh nền suy thận giai đoạn cuối

Đó là bệnh nhân nam, 70 tuổi, có địa chỉ thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Hoãn Festival Huế 2020 sang năm sauMột gia đình ở A Lưới treo bảng thông báo tự cách lyThành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Đà NẵngThêm 45 ca mắc COVID-19 đang được cách ly tại các cơ sở y tế ở Đà Nẵng, Việt Nam có 509 caĐiều chỉnh, hoãn một số giải thể thao Huế tham dự và tổ chứcTạm dừng tổ chức lễ hội, pháp hội và các hoạt động tập trung đông ngườiTriển khai ứng dụng Bluezone trong phòng, chống dịch COVID-19

Theo thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 31/7, Việt Nam đã có ca đầu tiên tử vong do dịch COVID-19, đó là bệnh nhân 428.

Theo thông tin của Bộ Y tế, trường hợp tử vong đầu tiên - ca bệnh 428, được ghi nhận trong ngày 31/7 là bệnh nhân nam, 70 tuổi, có địa chỉ thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Bệnh nhân vào Khoa Nội thận-Tiết niệu (Bệnh viện Đà Nẵng) ngày 9/7 với chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối; đang phải chạy thận nhân tạo. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, viêm phổi. Bệnh nhân được lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 ngày 27/7.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) BN 428 đã được đưa từ Bệnh viện Đà Nẵng ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Các chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã 6 lần hội chẩn và tích cực điều trị, nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi vì bệnh nền nặng. Bệnh nhân suy thận mãn, chạy thận nhân tạo chu kỳ 2 tuần/lần trong 10 năm nay.

"Hội đồng chuyên Bộ Y tế khẩn trương hội chẩn rút kinh nghiệm trường hợp này và rà soát toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân. BN 428 có các yếu tố bệnh lý nền nặng, tuổi cao và được tiên lượng nặng, thể trạng bệnh nhân suy kiệt do chạy thận 10 năm nay. Bệnh nhân tử vong sau một cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có bệnh nền về huyết ap, thiếu máu cơ tim, suy thận suy tim giai đoạn cuối và viêm phổi do mắc Covid-19...", ông Khuê cho biết.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, việc chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện Trung ương Huế là rất hợp lý để tập trung điều trị.

Như vậy, tính đến sáng 31/7, Việt Nam ghi nhận 509 trường hợp mắc COVID-19, trong đó đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong. Cụ thể, ổ dịch Đà Nẵng ghi nhận 80 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 8 nhân viên y tế, 44 bệnh nhân, 26 người nhà bệnh nhân và 2 ca được phát hiện tại cộng đồng (ca bệnh 420, 434).

 Riêng ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận thêm 45 trường hợp, các bệnh nhân này đã được cách ly tại cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm trước đó.

 Tại năm tỉnh, thành phố khác trên cả nước ghi nhận thêm 13 trường hợp mắc COVID-19, gồm Quảng Nam 7; Quảng Ngãi 1; Thành phố Hồ Chí Minh 2; Hà Nội 2; Đắk Lắk 1. Tất cả các trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh tại Đà Nẵng.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top