ClockThứ Sáu, 08/12/2017 11:12

Xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư da tái phát

TTH.VN - Các nhà nghiên cứu nói rằng, chỉ cần một xét nghiệm máu đơn giản là có thể cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm để dự báo sự tái phát của ung thư da.

Các nhà khoa học đã xác định được khối u di truyền DNA từ hai gen liên quan đến bệnh ung thư da trong các mẫu máu.

Các phiên bản lỗi của gen, BRAF và NRAS xảy ra trong 70% trường hợp ung thư tế bào hắc tố, dạng ung thư da dễ gây chết người nhất.

Bằng các xét nghiệm máu, các nhà khoa học có thể dự đoán liệu ung thư da có tái phát ở các bệnh nhân hay không. Ảnh: The Sun

Các nhà nghiên cứu nhận thấy căn bệnh này có nhiều khả năng trở lại trong vòng một năm sau phẫu thuật ở những bệnh nhân có một trong hai gen khiếm khuyết. Năm năm sau khi giải phẫu, chỉ 1/3 số bệnh nhân mắc khiếm khuyết này còn sống so với 65% những người không bị vấn đề này.

Giáo sư Richard Marais, Giám đốc Viện Nghiên cứu Ung thư Anh tại Manchester, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Đối với một số bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố đặc biệt, bệnh này cuối cùng sẽ lại tái phát. Chúng ta không có các xét nghiệm chuẩn xác để dự đoán ai thuộc vào nhóm bệnh nhân này, do đó các phát hiện này của chúng tôi sẽ rất đáng khích lệ.”

“Nếu chúng ta có thể sử dụng xét nghiệm DNA khối u này để dự đoán chính xác liệu ung thư sẽ quay trở lại hay không, thì nó có thể giúp các bác sĩ quyết định những bệnh nhân nào có thể tiếp nhận thêm các liệu pháp miễn dịch mới.”

“Những liệu pháp điều trị này có thể giảm thiểu nguy cơ di căn của ung thư. Bước tiếp theo là tiến hành một thử nghiệm ở đó bệnh nhân được xét nghiệm máu thường xuyên sau khi điều trị ban đầu đã kết thúc để thử nghiệm cách tiếp cận này ".

Giáo sư Karen Vousden, nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Ung thư Anh, cho hay: "Có thể phát triển một hệ thống cảnh báo sớm để dự đoán việc tái phát của ung thư có thể tạo ra sự khác biệt thực sự cho bệnh nhân”.

"Nghiên cứu như thế này cho thấy đối với một số bệnh ung thư, có thể có các giải pháp khéo léo hơn - chẳng hạn chỉ bằng việc xét nghiệm máu."

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Oncology.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ News.com.au)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top