ClockThứ Hai, 22/11/2021 14:59

Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn được chủ động kiểm soát

TTH.VN - Nội dung này được Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhấn mạnh trong cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh về công tác phòng chống dịch COVID-19 được tổ chức sáng 22/11. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.

Tăng thêm phụ cấp cho người làm công tác tiêm vaccine phòng COVID-19Tăng cường giám sát trọng điểm để phát hiện sớm ca mắc COVID-19 trong cộng đồngĐiều chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tưởng niệm những người đã mất trong đại dịch COVID-19

Lãnh đạo tỉnh thăm Trung tâm điều hành Phản ứng nhanh Thừa Thiên Huế

Vẫn đang được kiểm soát

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mắc trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch.

Trong các ngày từ 15 đến 21/11, Thừa Thiên Huế ghi nhận 635 F0; trong đó, có 418 F0 trong cộng đồng. Tổng số F0 tính từ ngày 28/4 đến nay là 2.286 trường hợp; trong số này, có 5 ca tử vong, 1.351 ca đã được điều trị khỏi, hiện còn 930 người đang được chăm sóc, theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế. Thừa Thiên Huế hiện đã triển khai cách ly, theo dõi F1 tại nhà, còn tất cả các trường hợp F0 (kể cả phát hiện qua test nhanh) đều được thu dung, theo dõi tại các cơ sở y tế.

Toàn tỉnh đã có khoảng 73% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin phòng COVID-19. Theo Sở Y tế, đến hết tháng 11/2021, tất cả người dân trên 18 tuổi của Thừa Thiên Huế sẽ được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin. Trong tuần này, tỉnh sẽ được Bộ Y tế phân bổ vắc-xin tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi. Việc tiêm chủng cho nhóm tuổi này sẽ được triển khai thực hiện đồng loạt cho học sinh của các trường THPT.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh xác định cần có 15 ngày để có thể đánh giá toàn diện những tác động của các ổ dịch xuất hiện gần đây. Với 10 ngày nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đã qua, hiện trạng cho thấy tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn đang được chủ động kiểm soát. Từ nay cho đến hết tuần, nếu số lượng F0 ở các ổ dịch tăng đột biến thì thực sự dịch bệnh đã có những tác động hết sức nguy cơ. Ngược lại, nếu số lượng F0 có chiều hướng giảm, chứng tỏ các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh thực sự hiệu quả.

Để dịch COVID-19 có thể được kiểm soát hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đề nghị các địa phương đánh giá sát và đúng thực chất tình hình dịch trên địa bàn để tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc.

Tập trung cho phương châm chống dịch của tỉnh

Đó là phương châm: Tuyên truyền - kiểm tra - tổ chức giám sát - ứng dụng công nghệ thông tin - triển khai các biện pháp về y tế. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở cực kỳ quan trọng. Đây chính là giải pháp đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc giám sát người cách ly tại nhà và theo dõi người từ bên ngoài về địa phương. Do đó, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, đặc biệt là thủ trưởng các cơ quan ngành, chủ tịch UBND các xã, phường phải hết sức quan tâm công tác này. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các chợ, việc quét mã QR kiểm soát dịch bệnh là điều kiện bắt buộc đối với tất cả đối tượng ra vào chợ.

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh không chủ trương “F0 xuất hiện ở đâu, phong tỏa diện rộng ở đó”, mà chỉ thực hiện cách ly, phong tỏa hẹp nhất có thể. Tại các điểm xuất hiện F0, việc tầm soát cũng được thực hiện có trọng điểm, tập trung vào các tâm điểm xuất hiện F0 và những F1 liên quan. Nếu tình hình phức tạp, ngành y tế và chính quyền địa phương mới tổ chức khoanh vùng và tầm soát diện rộng.

Chuẩn bị cho kịch bản dịch cao hơn, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cũng yêu cầu Sở Y tế phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tăng cường lực lượng cho các trạm y tế. Xem đây là một bước chuẩn bị trước để thành lập các trạm y tế lưu động khi tỉnh áp dụng phương án điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.

“Hiện nay, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh xác định tập trung tất cả nguồn lực để hỗ trợ tối đa TP. Huế có thể “cắt dịch” nhanh nhất có thể. Do vậy, Sở Y tế cũng ưu tiên lực lượng hỗ trợ trước cho các trạm y tế của TP. Huế, sau đó sẽ là các địa phương có dịch khác”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nói.

Đồng Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top