ClockThứ Hai, 09/11/2015 11:12

Trà sữa trân châu có thể làm từ đế giày, săm lốp

TTH.VN - Trà sữa trân châu là thức uống hiện được giới trẻ ưa thích.

Theo công bố Đài truyền hình Sơn Đông, Trung Quốc, hạt trân châu trong trà sữa bày bán nhiều nơi có khả năng được làm từ vỏ lốp xe cũ và đế giày da.

Năm 2012, báo chí Trung Quốc từng đưa tin về "trà sữa giày da" của Trung Quốc đã khiến nhiều người khiếp sợ. Đây là lần đầu tiên mọi người nghe nói tới việc giày da cũ lại có thể làm trà sữa trân châu. Cảnh sát vào cuộc, sự thực đã được phanh phui. Sự việc tạm lắng, song gần đây nó lại tái diễn, thậm chí còn bùng nổ ở nhiều địa phương Trung Quốc.

 
tra sua tran chau co the lam tu de giay, sam lop hinh 0
Hạt trân châu được làm từ đế giày.

Thông tin "trà sữa giày da" đã được các trang web của Trung Quốc đăng tải, sau đó đã được kiểm chứng bởi phóng viên của kênh truyền hình tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Phóng viên này sau khi uống trà sữa trân châu một khoảng thời gian ngắn phải vào viện làm CT (chụp cắt lớp). Bác sĩ đã phát hiện có hơn 20 cục nhỏ màu trắng đọng lại trong dạ dày của người này.

Thầy thuốc cho biết, bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì ngay cả chủ tiệm trà hay người giao buôn cũng không biết rõ. Một số nói rằng, khoai môn là nguyên liệu chính, số khác khẳng định là sắn dây và vài cửa hàng trả lời là "không biết".

Những người này đều khẳng định rằng, đồ uống của họ hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thực khách và hãy yên tâm dùng tiếp. Tuy nhiên, một nhân viên đã làm việc tại tiệm trà sữa ở Thanh Đảo, Sơn Đông cho biết: "Trân châu ư? Nói trắng ra đi, chúng được làm từ giày da cũ và săm lốp xe bỏ đi chứ làm bằng gì nữa?".

Phóng viên này đã mang những hạt trân châu mua ngoài chợ đến một cơ sở kiểm nghiệm chuyên nghiệp để tìm hiểu. Kết quả là, rất khó để tìm ra được thành phần làm ra những hạt trân châu này, nhưng có thể khẳng định chắc chắn là, chúng có tính kết dính và co giãn rất mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày, những hạt trân châu này sẽ khó có thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó. Đây cũng có thể là nguyên nhân của việc mấy năm gần đây, bệnh nhân bị sỏi đường tiêu hóa tăng lên nhiều tại Trung Quốc.

Ví dụ, vào tháng 3/2012, một người đàn ông ở tỉnh Chiết Giang sau khi uống trà sữa trân châu đã bị tắc ruột, cuối cùng phải phẫu thuật để lấy ra. Nguyên nhân là do những người kinh doanh phi pháp, không có đạo đức đã chiết xuất gelatin (một chất thường được lấy từ da lợn và xương gia súc để làm nguyên liệu làm đông trong thực phẩm) từ giày da cũ và săm lốp cao su bỏ đi để làm trân châu. Việc chiết xuất gelatin từ những thứ này rẻ hơn nhiều so với gelatin ăn được.

Nhưng chất này ngoài chứa một hàm lượng lớn kim loại có hại cho cơ thể con người như crôm thì còn chứa rất nhiều vi trùng, vi khuẩn khác. Crôm sẽ phá hủy xương và tế bào gốc tạo máu của con người. Nếu người nào ăn nhiều trong khoảng thời gian dài sẽ dễ bị loãng xương và ung thư. Nói chung, quá trình có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người xảy ra tương đối chậm, bình thường khoảng hai năm mới biểu hiện ra ngoài. Có lẽ khách tới Trung Quốc ít còn ai dám uống trà sữa trân châu nữa!

Thực tế, không ít người Trung Quốc đã hứng chịu hậu quả từ việc ăn trân châu. Hồi năm 2012, một cậu bé ở tỉnh Chiết Giang đã uống sữa trân châu và bị tắc ruột, cuối cùng phải phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp khác, một cô gái ở Giang Tô sau khi uống rượu cũng ăn trân châu và dạ dày sau đó bị kết dính. Hồi năm 2011, hãng thông tấn CNA Đài Loan cho biết, ở Thâm Quyến đang khá thịnh hành một loại đồ uống đó là trà sữa trân châu.

Tuy nhiên, thực chất món trà sữa trân châu này chẳng có trà, chẳng có sữa, mà chủ yếu được tạo thành từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ con. Theo điều tra của cơ quan chức năng, sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ như vậy là do hầu hết các quán này không dùng sữa, cũng chẳng dùng trà hay hoa quả gì, mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.

Theo Công an Nhân dân
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn

Cách chúng ta 2.500 năm, ông tổ của y học phương Tây Hipocrates, đã có câu nói nổi tiếng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn". Dân gian Việt cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra...”. Ý nói rằng, việc lựa chọn thức ăn, cách ăn có thể giúp ngăn ngừa, giảm các triệu chứng, thậm chí đẩy lùi bệnh tật. Y học hiện đại trên toàn thế giới công nhận, những người thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường thể lực, hệ thống miễn dịch mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và tuổi thọ cao hơn. Dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng (cùng với vận động, giấc ngủ và tinh thần) trong y tế dự phòng, được coi là then chốt, nền tảng của ngành y tế. Ăn uống vì vậy không phải chỉ ngon miệng mà phải ngon lành.

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top