Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (bìa phải) kiểm tra công tác chuẩn bị cho học sinh đến trường tại trường THCS Trần Cao Vân, TP. Huế
Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, đây là nhóm đối tượng đã có danh sách và hàng tháng tỉnh vẫn thực hiện chi trả chế độ nên việc thực hiện chi trả cho những đối tượng này phải được thực hiện sớm giúp người dân vượt qua khó khăn.
Đến nay, tỉnh đã tạm cấp 173 tỷ đồng (đợt 1) từ ngân sách tỉnh cho các huyện, thị xã và TP. Huế để bổ sung kinh phí thực hiện hỗ trợ cho người dân, căn cư tình hình thực tế, các địa phương có phương thức chi trả phù hợp. Việc chi trả phải bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi trong thực hiện chính sách.
Chỉ đạo công tác phòng chống dịch trong thời gian tới, Chủ tịch yêu cầu các địa phương bám sát triển khai theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn.
“Sau khi thực hiện các biện pháp nới lỏng, đa số bộ phận người dân đã có tư tưởng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo các nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; mỗi người dân, cơ sở kinh doanh phải có ý thức tự giác chủ động trong công tác phòng chống dịch”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục duy trì việc kê khai y tế toàn dân, đăng ký tạm trú, tạm vắng qua mạng để quản lý số lượng dân cư, khách lưu trú, doanh thu từ ngành du lịch trên hệ thống. Yêu cầu ngành y tế rà soát lại phương tiện, cơ sở vật chất để có phương án mua sắm trang thiết bị y tế dự phòng đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Tin, ảnh: Thái Bình