ClockThứ Ba, 10/11/2015 14:49

WHO lên tiếng về thông tin Quinvaxem đang thử nghiệm tại Việt Nam

TTH.VN - Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem không tăng so với trước. Trong khu vực Đông Nam Á, không riêng Việt Nam sử dụng Quinvaxem mà các quốc gia Thái Lan, Philipin, Campuchia, Lào cũng đang sử dụng vắc xin này.


WHO khẳng định vắc xin Quinvaxem được sử dụng tại 94 quốc gia, với 449 triệu liều

Trước thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội facebook cho rằng vắc xin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm và trẻ em Việt Nam tiêm vắc xin này là nằm trong kế hoạch thử nghiệm, TS Kohei Toda chuyên gia tiêm chủng của WHO về sử dụng vắc xin Quinvaxem chính thức lên tiếng bác bỏ tin đồn này.

Ngày 10/11, TS Toda cho biết: “Vắc xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định về chất lượng vào năm 2006 và được phép lưu hành. Hiện nay, vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng tại 94 nước trên toàn thế giới với số lượng khoảng 449 triệu liều. Tại khu vực Đông Nam Á, vắc xin này được sử dụng cho các nước Thái Lan, Philipin, Cam pu chia, Lào và Việt Nam. Ngoài Quinvaxem, các vắc xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào cũng được sử dụng rộng rãi tại 131 nước trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, từ năm 2010 đến nay đã sử dụng khoảng 24,9 triệu liều”.

Theo chuyên gia này, trong quá trình sử dụng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam số trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Tất cả các trường hợp tai biến nặng nêu trên đều được tiến hành điều tra, báo cáo kịp thời. Các Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh đã xem xét từng trường hợp và quy trình tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Công tác điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được thực hiện minh bạch.

WHO cũng đánh giá Việt Nam đã rất nhạy bén trong việc đánh giá tai biến nặng sau tiêm chủng so với trước đây nên có nhiều trường hợp được báo cáo hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chuyên gia về tiêm chủng Quinvaxem của WHO cũng khẳng định tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem không tăng so với các năm trước. 94% các trường hợp sốc phản vệ đều hồi phục nhờ được cán bộ y tế xử trí phù hợp và được các cơ sở khám chữa bệnh chăm sóc, điều trị kịp thời theo quy định của Bộ Y tế. Tỷ lệ tai biến nặng liên quan đến vắc xin Bạch hầu - Ho gà (toàn tế bào) - Uốn ván đến nay là 4,5/1 triệu liều vắc xin sử dụng trong khi tỉ lệ theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới là 1- 20/1 triệu liều).

WHO vẫn khuyến cáo sử dụng vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào để tạo miễn dịch phòng bệnh tốt hơn. Vắc xin Quinvaxem là vắc xin an toàn hiệu quả có chất lượng tốt và chi phí hợp lý theo kết quả tiền thẩm định của WHO.

Vì thế, TS Toda cũng khuyến nghị, các bà mẹ cần lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế và tiếp tục đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, không chậm trễ, nhất là trong thời gian gần đây đã ghi nhận một số ca mắc bệnh ho gà ở Việt Nam và xảy ra ổ dịch bạch hầu ở một số nước láng giềng. Quinvaxem là vắc xin cần thiết để phòng chống các bệnh trong tiêm chủng mở rộng ở trẻ em.. WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để đảm bảo việc sử dụng vắc xin an toàn.

Về vấn đề này, chiều 9/11, chia sẻ với phóng viên Dân trí, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định đây là những hoang tin thất thiệt gây hoang mang dư luận xã hội. Bởi Quinvaxem là vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định về chất lượng. Trước khi các lô vắc xin này được lưu hành tại Việt Nam cũng đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm nghiệm, đạt chất lượng và cho phép lưu hành.

Trước đó, thời điểm dịch Ebola đang diễn biến phức tạp tại các nước Châu Phi, một tài khoản facebook tung tin đồn Việt Nam xác nhận ca nhiễm Ebola đầu tiên cũng đã khiến cơ quan điều tra phải vào cuộc, xác định thông tin đồn thổi và xử phạt hành chính với người tung tin đồn.

Hồng Hải (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu
Return to top