Thế giới

2022: Năm cơ hội kinh tế cho Campuchia

ClockThứ Sáu, 04/03/2022 18:26
TTH.VN - Với sự chú ý của khu vực được “đặt vững chãi” trên vai Campuchia, năm 2022 được nhận định chắc chắn sẽ là một năm đầy cơ hội về kinh tế và ngoại giao của đất nước. Về cách thức chính phủ nước này tận dụng cơ hội, có thể kể đến:

Đức ủng hộ Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022ASEAN – EU, các đối tác tự nhiên cho một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương toàn diệnKết nối ASEAN là chìa khóa cho thịnh vượngẤn định thời gian tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEANCampuchia cam kết đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN

 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tiếp nhận búa Chủ tịch ASEAN 2022. Ảnh minh họa: Cổng Thông tin ASEAN Việt Nam

Bắt đầu với việc Thủ tướng Hun Sen tiếp nhận búa chủ tịch, tức Campuchia chính thức trở thành Chủ tịch của khối ASEAN, Thủ tướng đã đặt việc khôi phục hòa bình dân sự ở Myanmar là ưu tiên số 1, cụ thể là thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Myanmar sau chỉ 6 ngày nhậm chức chủ tịch.

“Chúng ta không thể tự gọi mình là ASEAN nếu chỉ có 9 quốc gia thành viên. Chúng ta phải đưa ASEAN từ 9 nước trở lại đầy đủ thành 10 quốc gia thành viên. Đó là ưu tiên cao nhất của ASEAN”, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh.

Đứng thứ hai đối với vai trò chủ tịch của khối, Campuchia đang nỗ lực nâng cao niềm tin và tình cảm người tiêu dùng trong khu vực ASEAN bằng cách kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19, với việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 nhanh nhất trong khu vực, cũng như cung cấp đầy đủ thiết bị khử trùng và bắt buộc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE). Các bộ trưởng ngoại giao và các doanh nhân nổi tiếng đều đánh giá cao hiệu quả hành động của chính phủ.

Hành động nghiêm khắc này đã giúp nền kinh tế Campuchia nhanh chóng mở cửa trở lại, qua đó thu hút sự đầu tư từ các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thúc đẩy dự báo tăng trưởng được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cho năm 2022 tăng lên mức 5,7%. Để nuôi dưỡng và hỗ trợ dòng đầu tư này, chính phủ đã thực hiện các cải cách đối với luật FDI và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ điều kiện.

Được biết, tháng 11/2021, cải cách pháp lý về FDI đã được ban hành nhằm tạo ra một khuôn khổ “cởi mở, minh bạch, có thể dự đoán được và tạo thuận lợi cho đầu tư nhằm thu hút và thúc đẩy đầu tư vào Campuchia một cách có chất lượng và hiệu quả”.

Bên cạnh đó, về quan hệ đối tác đầu tư và thương mại, Campuchia hiện là một phần của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Theo nội dung hiệp định, Campuchia được hưởng ưu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩu như nông sản thô, nông sản chế biến và hàng công nghiệp.

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Campuchia Lim Heng cho rằng: “Campuchia càng tham gia vào nhiều hiệp định FTA càng tốt”, qua đó đề xuất Campuchia có thể nỗ lực để trở thành một thành viên tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định mà Anh sẽ gia nhập.

Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đã nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để đảm bảo tuân thủ tốt hơn và thúc đẩy tiến trình trôi chảy của các hiệp định thương mại đa phương...

Tất cả những nỗ lực này, thành quả này và bên cạnh rất nhiều quan hệ đối tác công, tư, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hậu cần và các sáng kiến do nhà nước điều hành cho thấy tinh thần của năm con hổ đã được thể hiện trong kế hoạch hành động của chính phủ, khi quốc gia mạnh dạn và khôn ngoan để nỗ lực hướng tới các mục tiêu kinh tế cho năm 2030 và 2050, trong một khởi đầu đầy hứa hẹn của năm 2022.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top