ClockChủ Nhật, 24/07/2016 05:44

23 quốc gia có nữ chính trị gia quyền lực nhất thế giới

TTH.VN - Mỗi năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) phát hành chỉ số Khoảng cách Giới tính Toàn cầu, trong đó xếp hạng khoảng cách giữa các giới tính ở các hạng mục khác nhau, từ sức mạnh kinh tế tới bình đẳng giáo dục.
Hai nữ chính trị gia được cho là quyền lực nhất thế giới. Ảnh: Reuters

Báo cáo cho thấy, khoảng cách giữa nam giới và nữ giới đang thu hẹp chậm hơn so với kỳ vọng, nhưng cũng chỉ ra một số sự thật thú vị về vai trò của phụ nữ trong xã hội trên thế giới.

Một trong những cách thức để thể hiện sự bình đẳng được WEF sử dụng là bình đẳng về chính trị giữa hai giới. Để đo sự bình đẳng chính trị, WEF dùng 3 phương thức riêng biệt. Đó là: số lượng phụ nữ trong quốc hội của mỗi quốc gia, số lượng các nữ bộ trưởng và số nữ giới trở thành người đứng đầu chính phủ kể từ năm 1965 đến nay.

Sau đó, 3 phương thức này được đối chiếu cho từng quốc gia. Nhiều nước nằm top trên của bảng xếp hạng có xu hướng theo dân chủ phương Tây, nhưng một số nước khác cũng đem lại một chút ngạc nhiên.

Dưới đây là 23 quốc gia có số lượng nữ chính trị gia quyền lực nhất thế giới:

23. Anh: Trong tuần qua, Anh có nữ Thủ tướng thứ hai, cựu Bộ trưởng Theresa May, người kế nhiệm ông David Cameron và tiếp bước “bà đầm thép” Margaret Thatcher, một nữ Thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ. Những phụ nữ quyền lực khác trong nền chính trị Anh bao gồm Bộ trưởng Thứ nhất Scotland Nicola Sturgeon, tân Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liz Truss.

Tân Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters

22. Argentina: Argentina có một lịch sử lâu đời về các nhà lãnh đạo nữ, bao gồm cả người đàn bà huyền thoại Eva Peron. Đất nước đứng thứ 25 về số lượng phụ nữ trong quốc hội và thứ 14 cho số năm có phụ nữ là người lãnh đạo chính phủ.

Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner. Ảnh: Reuters

21. Mozambique: Mozambique xếp thứ 15 về số đại biểu quốc hội là nữ giới, với 40% chính trị gia ngồi trong quốc hội của nước này là phụ nữ. Mozambique còn có nữ Thủ tướng Luisa Diogo giữ chức trong 6 năm từ 2004 đến 2010.

Cựu đệ nhất phu nhân Mozambique Graca Machel.Laura Chinchilla. Ảnh: Reuters

20. Costa Rica: Tổng thống Costa Rica, bà Laura Chinchilla rời văn phòng vào năm 2014, bà là người phụ nữ duy nhất lãnh đạo nước này trong 50 năm qua. Trong 4 năm đương nhiệm, bà có tới 41% Bộ trưởng trong nội các là phụ nữ.

Cựu Tổng thống Costa Rica Laura Chinchilla. Ảnh: Reuters

19. Pháp: Nữ chính trị gia mạnh mẽ như Marine Le Pen đã giúp phụ nữ Pháp trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất thế giới. Một nửa số bộ trưởng trong cả nước là phụ nữ, một vinh dự chỉ xuất hiện ở 3 quốc gia khác trên thế giới.

Lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Pháp Marien le Pen. Ảnh: Reuters

18. Thụy Sỹ: Hai thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ là Phó Tổng thống Doris Leuthard và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Simonetta Sommaruga đều là phụ nữ. Cho đến gần đây, Tổng thống Eveline Widmer-Schlumpf vẫn là một trong những chính trị gia cao cấp nhất của đất nước.

Cựu Tổng thống và Bộ trưởng Tài chính Thụy Sỹ Eveline Widmer-Schlumpf. Ảnh: Reuters

17. Philippines: Chỉ có 4 quốc gia có các nữ lãnh đạo tại vị lâu hơn Philippines trong 50 năm qua. Bà Gloria Macapagal-Arroyo từng là Tổng thống Philippines trong 9 năm từ 2001 đến 2010. Quốc gia này cũng có tới 16 năm đặt dưới sự lãnh đạo của phụ nữ kể từ năm 1965.

Bà Gloria Macapagal-Arroyo. Ảnh: Reuters

16. Slovenia: Bà Alenka Bratušek là Thủ tướng Slovenia cho đến năm 2014 và nước này hiện có 44% nữ bộ trưởng, nằm trong top 10 của hạng mục này.

Cựu Thủ tướng Slovenia Alenka Bratusek. Ảnh: Reuters

15. New Zealand: 11 trong số 50 năm qua, Chính phủ New Zealand do phụ nữ lãnh đạo, 9 năm trong số đó là nhiệm kỳ của bà Helen Clark giai đoạn 1999-2008. Quốc đảo này đứng thứ 20 về số lượng Bộ trưởng là nữ giới.

Cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark. Ảnh: Reuters

14. Nam Phi: Nam Phi không nổi trội trong bất kỳ hạng mục nào, mặc dù 42% số thành viên của quốc hội là nữ, một trong những con số cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nước này lại không có người đứng đầu chính phủ nào là nữ trong 50 năm qua.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nam Phi Susan Shabangu. Ảnh: Reuters

13. Hà Lan: 47% số Bộ trưởng Hà Lan là phụ nữ.

Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan. Ảnh: Reuters

12. Cuba: Quốc hội Cuba có tỷ lệ nữ chính trị gia cao thứ 3 trong số các quốc gia được WEF khảo sát. 49% thành viên đảng cầm quyền của nước này là phụ nữ.

Cuba có nhiều nữ chính trị gia trong quốc hội. Ảnh: Reuters

11. Đức: Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dẫn dắt Đức kể từ năm 2005, giúp nước này đứng thứ 12 trong lĩnh vực nữ lãnh đạo. Bà Merkel cũng được xem là người phụ nữ quyền lực nhất châu Âu.

Thủ tướng Đức Angela Merkel​. Ảnh: Reuters

10. Bolivia: Bolivia là một trong hai nước được khảo sát có số nữ giới trong quốc hội nhiều hơn nam giới.

Bolivia có số thành viên quốc hội là nữ nhiều hơn nam giới. Ảnh: Reuters

9. Ấn Độ: Ấn Độ từng có nữ lãnh đạo trong 21 năm kể từ 1965, đứng thứ 2 về hạng mục này trong tất cả các quốc gia được khảo sát. Bà Indira Gandhi là nữ Thủ tướng đầu tiên đã lãnh đạo Ấn Độ trong 15 năm.

Chủ tịch đảng Quốc đại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

8. Bangladesh: Không có quốc gia nào được WEF khảo sát có một nhà lãnh đạo nữ tại nhiệm một nửa thời gian trong 50 năm qua, nhưng 2 nữ Thủ tướng là bà Sheik Hasina và bà Khaleda Zia đã lãnh đạo quốc gia này 22 năm.

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina. Ảnh: Reuters

7. Rwanda: Rwanda lọt top 10 nhờ số lượng phụ nữ có mặt trong quốc hội, với 64% thành viên quốc hội nước này là phụ nữ.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Rwanda Louise Mushikiwabo. Ảnh: Reuters

6. Ireland: Trong 50 năm qua, Ireland đã có 2 phụ nữ là người đứng đầu đất nước, đó là bà Mary Robinson và bà Mary McAleese. Hai nữ chính trị gia này đã lãnh đạo Ireland tổng cộng 21 năm, đứng thứ 3  trong danh sách này.

Các nữ Bộ trưởng của Ireland. Ảnh: Getty Images

5. Thụy Điển: Phụ nữ Thụy Điển là một trong những lực lượng có quyền lực chính trị mạnh nhất thế giới. Đất nước này có bộ trưởng chính phủ là nữ giới nhiều hơn nam giới, với 52%.

Bộ trưởng Bộ hợp tác và phát triển chiến lược Thụy Điển Kristina Persson. Ảnh: Reuters

4. Nicaragua: 47% cán bộ quản lý cấp cao tại Nicaragua, nước Cộng hòa ở Trung Mỹ là phụ nữ. Điều này, kết hợp với thực tế rằng 41% các thành viên quốc hội là phụ nữ đãgiúp nước này trở thành một trong những nước có lực lượng nữ chính trị gia quyền lực nhất.

Cựu Tổng thống Nicaragua. Ảnh: Reuters

3. Na Uy: Thủ tướng đương nhiệm của Na Uy, bà Erna Solberg nhậm chức từ năm 2013. Trước đó, bà Gro Harlem Brundtland, cựu Thủ tướng Na Uy đã lãnh đạo nước này trong 10 năm qua hai nhiệm kỳ liên tiếp. Nước này cũng có 47% bộ trưởng là nữ.

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg. Ảnh: Reuters

2. Phần Lan: Không có nước nào có số lượng nữ Bộ trưởng nhiều hơn Phần Lan, với 63% các nữ chính trị gia giữ các vị trí chủ chốt.

Các ứng viên Tổng thống Phần Lan trong cuộc bầu cử năm 2012. Ảnh: Reuters

1. Iceland: 44% Bộ trưởng Iceland là nữ giới và phụ nữ dẫn dắt đất nước suốt 20 năm trong giai đoạn 50 năm qua. Hai con số này kết hợp đã giúp Iceland trở thành quốc gia có nữ chính trị gia quyền lực nhất về chính trị trên toàn thế giới, theo WEF.

Cựu Thủ tướng Iceland Jóhanna Sigurðardóttir (bên trái). Ảnh: Reuters

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Insider)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

3 quốc gia châu Á sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022

Hãng Thông tấn CNN ngày hôm nay (20/7) trích dẫn một báo cáo hàng quý mới được Công ty Tư vấn Cư trú và Quốc tịch Toàn cầu Henley & Partners công bố cho hay, các vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới đang thuộc về 3 quốc gia châu Á.

3 quốc gia châu Á sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022
23 quốc gia châu Á tìm cách xây dựng liên minh giống EU

Trong một phát biểu ngày 14/3, Chủ tịch Thượng viện Pakistan, ông Raza Rabbani cho hay, các đại diện đến từ 23 quốc gia thuộc khu vực châu Á đang nhóm họp tại thủ đô Islamabad của Pakistan để thảo luận về việc tạo ra một khối khu vực tương tự như Liên minh châu Âu (EU).

23 quốc gia châu Á tìm cách xây dựng liên minh giống EU
Return to top