Thế giới năm nay sẽ chứng kiến sự khởi động của Thập kỷ Liên Hợp quốc về Phục hồi Hệ sinh thái (2020-2030). Đây cũng là thời hạn cuối cùng của các mục tiêu phát triển bền vững và mốc thời gian mà các nhà khoa học đã xác định là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, đặc biệt trong hai năm 2019 -2020, thông qua dự án CFR “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái: Phục hồi và đồng quản lý cồn cát và rừng ngập mặn bị suy thoái”, hơn 1.600 người dân từ trẻ nhỏ đến người già các xã thuộc địa bàn huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang đã tham gia trồng 350 ha vùng cát và rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với khoảng 477.800 cây bản địa để phục hồi hệ sinh thái.
Những hình ảnh được ghi lại hoạt động trồng rừng ngập mặn thời gian qua ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế:
Nhều thế hệ tại xã Hải Dương ( Hương Trà) cùng trồng rừng sinh thái ở địa phương
Học sinh trường THCS Hải Dương (Hương Trà) hăng say với công việc
Những nụ cười khi tham gia dự án trồng rừng ngập mặn bên phá Tam Giang - Cầu Hai
Tham gia dự án trồng rừng phủ xanh vùng cát là niềm vui của một mệ già ở Điền Hương (Phong Điền)
Phụ nữ xã Phong Chương (Phong Điền) chung tay vun xới những mầm xanh
Đôi vợ chồng ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) quên đi cái nắng trưa hè, trồng rừng phủ xanh quê hương
Người dân xã Hải Dương (TX Hương Trà) trồng cây ngập mặn dưới tiết trời nắng nóng
Xe chở cây con đến vùng Triềm, xã Phong Chương, Phong Điền bằng đường bộ
Vận chuyển cây con trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai bằng đường thủy
Nỗ lực trồng rừng phục hồi hệ sinh thái của cộng đồng mang lại kết quả khả quan bước đầu
Song Minh-Anh Tuấn (thực hiện)