Xây dựng nhà ở thương mại tại Khu đô thị An Vân Dương 

Theo đó, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 26,5 m2 sàn/người; trong đó khu vực đô thị đạt 29,0 m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 24,0 m2 sàn/người; chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Đặc biệt, diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng 8.562.130 m2 sàn. Ngoài ra, phấn đấu chất lượng nhà ở toàn tỉnh: nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 98,5 %, trong đó, đô thị đạt 99,4%, tại nông thôn 97,9%.

Giai đoạn này, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh dự kiến là 63.158 tỷ đồng, trong đó, nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 2.670 tỷ đồng; nhà ở công vụ khoảng 19,57 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 883,56 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 26.525 tỷ đồng; còn lại khoảng 33.059 tỷ đồng phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

Đến năm 2030, phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 30 m2 sàn/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt 31 m2 sàn/người, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt 29 m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu 12 m2 sàn/người. Diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng 8.539.568 m2 sàn. Nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 99%, trong đó: Đô thị đạt 99,7%, tại nông thôn 98%...

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 64.775 tỷ đồng, trong đó: nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 3.243 tỷ đồng; nhà ở công vụ khoảng 6,79 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 870 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 39.257 tỷ đồng; còn lại khoảng 21.397 tỷ đồng phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

UBND tỉnh sẽ chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; đưa ra các giải pháp về kiến trúc quy hoạch; Giải pháp về công nghệ; về vốn, tài chính, tín dụng, thuế; chính sách đất đai; đồng thời đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền và vận động.

Tin, ảnh: Thái Sơn