ClockThứ Sáu, 05/11/2021 18:13

Phát triển nhà ở, nâng cao chất lượng, điều kiện sống

TTH.VN - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, nâng cao chất lượng, điều kiện sống của các tầng lớp dân cư; tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngắm Huế từ Vincom PlazaTăng cường các biện pháp chống thất thu thuế đối với lĩnh vực xây dựng nhà ở tư nhânBàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình ông Phạm BânXây dựng “Nhà đồng đội” ở Nam Đông

Xây dựng nhà ở thương mại tại Khu đô thị An Vân Dương 

Theo đó, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 26,5 m2 sàn/người; trong đó khu vực đô thị đạt 29,0 m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 24,0 m2 sàn/người; chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Đặc biệt, diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng 8.562.130 m2 sàn. Ngoài ra, phấn đấu chất lượng nhà ở toàn tỉnh: nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 98,5 %, trong đó, đô thị đạt 99,4%, tại nông thôn 97,9%.

Giai đoạn này, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh dự kiến là 63.158 tỷ đồng, trong đó, nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 2.670 tỷ đồng; nhà ở công vụ khoảng 19,57 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 883,56 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 26.525 tỷ đồng; còn lại khoảng 33.059 tỷ đồng phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

Đến năm 2030, phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 30 m2 sàn/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt 31 m2 sàn/người, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt 29 m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu 12 m2 sàn/người. Diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng 8.539.568 m2 sàn. Nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 99%, trong đó: Đô thị đạt 99,7%, tại nông thôn 98%...

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 64.775 tỷ đồng, trong đó: nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 3.243 tỷ đồng; nhà ở công vụ khoảng 6,79 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 870 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 39.257 tỷ đồng; còn lại khoảng 21.397 tỷ đồng phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

UBND tỉnh sẽ chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; đưa ra các giải pháp về kiến trúc quy hoạch; Giải pháp về công nghệ; về vốn, tài chính, tín dụng, thuế; chính sách đất đai; đồng thời đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền và vận động.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung

TIN MỚI

Return to top