Có năng lượng thay thế thích hợp, động cơ thông minh là có thể hướng đến tương lai phát triển bền vững hơn. Ảnh minh họa: Công Thương

Một châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng cần phải đi đầu trong những thay đổi đó. Khoảng 650 triệu người hiện đang sinh sống trong khu vực, với tổng sản phẩm quốc nội tổng cộng là 3 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế khu vực là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, được dự đoán sẽ tăng lên vị trí thứ tư trên toàn cầu vào năm 2040.

Nuki Agya Utama, Giám đốc Điều hành tại Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) cho biết: “Nhu cầu năng lượng cũng sẽ tăng lên trong vòng 30 năm tới. So với châu Âu, mức tiêu thụ năng lượng của khu vực còn khá thấp. Nhưng dự đoán đến năm 2040, khu vực này sẽ có mức tiêu thụ năng lượng tương đương với các nước châu Âu. Khoảng 70% năng lượng của hiện nay là được cung cấp bởi nhiên liệu hóa thạch và khả năng cao trong vài thập kỷ tới, cầu sẽ vượt quá cung, tức là giá nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên đáng kể. Bởi vậy, chúng ta cần có năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, cũng như thúc đẩy hiệu quả năng lượng. Đó là cách rẻ nhất để đáp ứng về nhu cầu ngày càng tăng”.

Một giải pháp tiết kiệm năng lượng là cải tiến động cơ, loại động cơ sử dụng đến 45% điện năng trên thế giới.

“Khi bạn thấy thứ gì đó chuyển động, rất có thể đó là một động cơ điện đang tạo ra quạt khí để có được chất lượng không khí phù hợp trong một tòa nhà. Đó có thể là điện giúp hoạt động thang máy hoặc thang cuốn dùng để di chuyển giữa các tầng lầu, cũng có thể là điện sử dụng cho mọi thứ cần động cơ để di chuyển được trong nhà máy... Có thể nói, việc sử dụng công nghệ phù hợp là rất quan trọng nếu các quốc gia muốn đạt được mục tiêu trung hòa Carbon và có được hiệu quả phù hợp trong tương lai”, Morten Wierod, Chủ tịch Tập đoàn ABB Motion nhấn mạnh.

Giới chuyên gia cũng nhận định, cần tập trung vào hiệu quả năng lượng ở các siêu đô thị, nơi hiện là nguồn phát thải Carbon Dioxide chính. Dự đoán đến năm 2030, 60% dân số thế giới sẽ sống ở các khu đô thị và châu Á hiện là nơi có một số siêu đô thị lớn nhất thế giới, có thể kể đến như Bangkok, Jakarta và Manila.

Được biết, cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu sẽ luôn có thắng và thua trong các siêu đô thị. Chúng tiêu thụ 80% năng lượng của khu vực và chịu trách nhiệm cho 75% lượng khí thải Carbon. Nếu không nhanh chóng triển khai hành động khắc phục, cái giá phải trả sẽ là rất lớn. Hiện có 3 quốc gia nằm trong top 10 của Chỉ số Rủi ro Khí hậu là đến từ ASEAN, đó là Myanmar, Philippines và Thái Lan. Chỉ có Singapore là thành viên ASEAN duy nhất quy định mức hiệu suất tối thiểu của động cơ điện.

Nhìn chung để đạt được những mục tiêu đề ra cho sự phát triển bền vững, trong các siêu đô thị, 4 lĩnh vực cần tập trung bao gồm đẩy nhanh hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà, khử Carbon di động trong đô thị, đảm bảo nguồn cung lương thực và an ninh, tăng khả năng phục hồi của cơ sở hạ tầng về nước và nước thải.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)