Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu đạt 100% cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với sản xuất để bán; 100% cấp huyện xây dựng, nhân rộng mô hình của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đặc thù OCOP.

Đồng thời, áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm cho 100% các sản phẩm chủ lực trên địa bàn theo tiêu chuẩn quốc tế; 100% các cấp Hội cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ tiên tiến vào tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm chất lượng, an toàn. Phổ biến về yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước nhập khẩu nông lâm thủy sản. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm….

Ngoài ra, kế hoạch sẽ triển khai các nội dung khác như: Cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, không phân biệt sản xuất để ăn và sản xuất để bán. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến, nâng cao kiến thức cho Hội viên các cấp Hội. Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn của địa phương.

Thái Sơn