ClockThứ Sáu, 26/11/2021 14:27

An tâm, an toàn đến nhà máy

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định 3031/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 thành lập Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong quá trình phục hồi, phát triển và thích ứng an toàn trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Gần 2 năm qua, dịch COVID-19 tác động hầu hết các mặt đời sống, kinh tế, xã hội của nước ta. Đặc biệt trong đợt thứ tư này, dịch COVID-19 với biến chủng delta lây lan nhanh đã làm “đỏ” bản đồ các tỉnh, thành ở các mức độ khác nhau. Khi dịch lây lan trên diện rộng, hầu hết các ngành kinh tế, doanh nghiệp đều bị tác động tiêu cực.

Trên phạm vi cả nước, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng gặp khó khăn chung là gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, lưu thông hàng hóa do việc hạn chế lưu thông giữa các quốc gia, các vùng, các địa phương; chi phí logistics tăng, nhất là hàng xuất khẩu bằng đường biển…

Ở phạm vi hẹp từng địa phương, doanh nghiệp, những nơi phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội dài ngày khiến các doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, đơn hàng bị hủy, người lao động mất việc làm. Không ít doanh nghiệp lao đao, thậm chí phải giải thể, bán nhà xưởng, máy móc để trả nợ. Với những doanh nghiệp cầm cự được thì hiệu quả sản xuất cũng giảm sút do phải tốn kém nhiều chi phí khi thực hiện phương án sản xuất “ba tại chỗ” hay “một cung đường hai điểm đến”; chi phí xét nghiệm, khẩu trang, khử khuẩn…

Với Thừa Thiên Huế, trong đợt dịch thứ tư này sản xuất công nghiệp có vẻ khả quan hơn. Nhận định như vậy, bởi theo báo cáo của UBND tỉnh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2021 tăng 3,83% so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng, chỉ số này tăng 5,26% so với cùng kỳ. Trong đó, các ngành có chỉ số tăng trưởng tốt là công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,27%, sản xuất, phân phối điện, nước đá ước tăng  6,65%. Đáng ghi nhận, các sản phẩm chủ lực của tỉnh đều có mức tăng trưởng khá như: sợi các loại tăng 14,2%; quần áo lót tăng 28,9%; tôm đông lạnh tăng 6,1%; men frit tăng 7%; quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 11,9%; dăm gỗ tăng 15%; điện sản xuất tăng 8,3%... Tuy vậy, cũng có một số sản phẩm có sản lượng giảm như đá vôi, vỏ lon nhôm, tấm lát đường và vật liệu lát, phân vô cơ…

Hiện nay, với việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện cho việc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Trong phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11/2021 mới đây, Chính phủ bàn đến việc xây dựng đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhắc lại điều này để thấy, nhiệm vụ phục hồi, tăng trưởng kinh tế, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế - là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết.

Làm gì và làm như thế nào để phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay là vấn đề cần xem xét, cân nhắc cụ thể cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Trước mắt, việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo tỉnh là cần thiết. Khi phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó, duy trì sản xuất kinh doanh trước các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Tuy nhiên, điều cần quan tâm lúc này là phòng, chống dịch hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, người lao động an tâm, an toàn đến nhà máy. Ngoài đẩy nhanh tiến độ phủ kín vắc-xin, cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp khi xảy ra tình huống xuất hiện các “F” trong nhà máy. Nếu để doanh nghiệp tự lo hay người lao động phải tự bỏ kinh phí xét nghiệm sẽ có nguy cơ giấu dịch, chậm phát hiện dịch. Khi đó, không chỉ mục tiêu phục hồi sản xuất ở khu vực này không đạt được, mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng…

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Răng sứ 800K liệu có đảm bảo an toàn và chất lượng không?

Giá bọc răng sứ 800K thường là chủ đề gây tranh cãi về hiệu quả và chất lượng của dịch vụ đem lại. Nhiều người cũng cảnh báo rằng bọc răng sứ giá rẻ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy thực hư như thế nào, đọc bài viết sau để cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Răng sứ 800K liệu có đảm bảo an toàn và chất lượng không
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dịch vụ Taxi Tải Thành Hưng chuyển nhà, chuyển văn phòng, vận chuyển hàng hóa trọn gói nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm

Taxi tải Thành Hưng là doanh nghiệp vận tải với bề dày kinh nghiệm nhiều năm hoạt động tại Thừa Thiên Huế, chuyên cung cấp các dịch vụ như: Chuyển văn phòng, chuyển nhà, chuyển kho xưởng, cho thuê xe taxi tải,… được đông đảo khách hàng tin tưởng sử dụng và đánh giá là an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm.

Dịch vụ Taxi Tải Thành Hưng chuyển nhà, chuyển văn phòng, vận chuyển hàng hóa trọn gói nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm
Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top