PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng thuyết minh nội dung đề tài tại hội nghị vào sáng 21/12
Đề tài do PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng làm chủ nhiệm, thực hiện với thời gian 2 năm do Quỹ Phát triển khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ kinh phí. Theo đó, đề tài sẽ thu mẫu cây gừng đen khỏe mạnh mọc hoang dại tự nhiên ở địa phương làm nguyên liệu cho nuôi cấy in vitro và nhân giống bằng giâm hom; đồng thời nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng nuôi cấy in vitro và giâm hom. Ngoài ra, đề tài xây dựng quy trình nhân giống cây gừng đen bằng nuôi cấy in vitro và giâm hom tại vườn...
Theo PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về kỹ thuật trồng loại cây gừng đen này. Hy vọng với kế hoạch, phương pháp nghiên cứu này, đề tài sẽ góp phần bảo tồn, khai thác phát triển giống gừng đen phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương; đồng thời có khả năng ứng dụng, chuyển giao cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân tiếp cận kỹ thuật trồng, sản xuất cây giống cũng như tạo ra nguyên liệu sản xuất sản phẩm dược liệu đặc hữu ở Thừa Thiên Huế.
Tin, ảnh: Song Minh