Phát triển tuyến đường sắt cao tốc nối liền 4 nước ASEAN và Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều lợi ích trong vận chuyển và thúc đẩy thương mại. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trước đó, Malaysia đã yêu cầu kết nối đường sắt cao tốc với Thái Lan như một điểm trung chuyển để kết nối với Lào và Trung Quốc. Trong đó, Lào và Trung Quốc đã cùng vận hành đường sắt Lào - Trung kể từ ngày 3/12/2021.

Theo thông tin, hai bên Thái Lan và Malaysia đã thảo luận về dự án và phía Malaysia cũng đồng ý với ý kiến của Thái Lan về việc thành lập một nhóm làm việc chung để thảo luận về mạng lưới đường sắt nối Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Việc phát triển tuyến đường sắt cao tốc phía Nam sẽ giúp tăng cường vận tải và du lịch trong khu vực ASEAN.

Ban hội thẩm đã được hướng dẫn nhằm lên kế hoạch cho cuộc họp tiếp theo của ASEAN để thảo luận về các vấn đề vận tải.

Theo lịch trình, cuối tháng này, các viên chức Thái Lan sẽ có chuyến thăm đến Vientiane để bàn kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt Lào – Trung Quốc đến Thái Lan.

Trong một thông tin có liên quan, các doanh nghiệp đang để mắt đến những cơ hội mang lại bởi dịch vụ vận tải và hậu cần chi phí tốt, được cung cấp bởi hệ thống đường sắt và cảng cạn, là cửa ngõ quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc.

SCG Logistics Management, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần tổng hợp trong nước và quốc tế hàng đầu của Thái Lan gần đây đã công bố tuyến đường hậu cần mới, sử dụng đường sắt Lào – Trung. Dự kiến, khi đưa vào hoạt động, tuyến Thái Lan – Lào – Trung Quốc sẽ tạo ra doanh thu 650 triệu Bath vào năm 2022. Điều này được thúc đẩy bởi các dịch vụ chi phí thấp hơn, cũng như thông quan một cửa hợp lý cho xuất nhập khẩu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Star)