Nhân viên tại một khách sạn ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong khi công suất thuê khách sạn trong khu vực này đã phục hồi trở lại, trong bối cảnh các hạn chế du lịch nội địa được nới lỏng hồi năm ngoái, DWS lưu ý, doanh thu trên mỗi phòng trống vẫn duy trì khoảng 50-60% mức được ghi nhận hồi năm 2019.

Cũng theo đơn vị quản lý tài sản của Deutsche Bank, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tụt hậu đáng kể so với Mỹ và khu vực châu Âu về lưu lượng hành khách hàng không. Điều này chủ yếu là do các biện pháp hạn chế biên giới nghiêm ngặt hơn của khu vực này, bao gồm chi phí đi lại cao, cũng như các yêu cầu thị thực bổ sung…

Ngay cả khi hạn chế biên giới được nới lỏng trong thời gian gần đây, DWS ước tính có thể sẽ mất thêm 6-12 tháng nữa để hoạt động du lịch xuyên biên giới tại các quốc gia này được cải thiện.

Công ty này nói thêm, tình hình hoạt động chậm cũng đã ảnh hưởng đến các giao dịch khách sạn trong khu vực, vốn đã suy yếu đáng kể. Mặc dù vậy, DWS tin rằng, thị trường khách sạn của châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẵn sàng cho sự phục hồi hoàn toàn vào năm 2026, đặc biệt là với sự trở lại của khách du lịch nước ngoài đến từ Trung Quốc; thị trường khách du lịch lớn nhất và là động lực mạnh nhất của du lịch nước ngoài tới những điểm đến lân cận, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và Australia.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Business Times)