leftcenterrightdel
 Các nền kinh tế châu Á mới nổi như Campuchia và Việt Nam xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Trung Quốc có thể hưởng lợi nhiều nhất. Ảnh minh hoạ: Hanoimoi.com.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng, đóng góp của tiêu dùng tư nhân vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, hiện tình hình có thể quay trở lại xu hướng tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19. Bởi Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới nên điều này sẽ tác động quan trọng đến cấu trúc ngành và địa lý của thương mại toàn cầu trong trung và dài hạn.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với sản xuất thực phẩm, cũng như trong các lĩnh vực nông nghiệp, dệt may, chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ du lịch.

Do đó, các nền kinh tế châu Á mới nổi như Campuchia và Việt Nam xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Trung Quốc có thể hưởng lợi nhiều nhất.

Tuy Mỹ và Khu vực đồng Euro có thể chứng kiến sự sụt giảm vừa phải trong xuất khẩu giá trị gia tăng sang Trung Quốc, nhưng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thực phẩm của Mỹ sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi này.

Cùng lúc đó, Italy và Pháp sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm thực phẩm, dệt may và sản phẩm da, cũng như hoá chất tiêu dùng. Ngoài ra, xuất khẩu từ Ireland và Tây Ban Nha sang Trung Quốc có thể tăng, được thúc đẩy bởi nhu cầu thực phẩm và các dịch vụ liên quan đến sản xuất và du lịch khác.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)