leftcenterrightdel
 Trụ sở của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C., Mỹ. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, mức dự báo tăng trưởng này cho thấy sự tăng tốc từ mức tăng trưởng 3,5% của khu vực vào năm 2022, và chủ yếu được thúc đẩy bởi dự báo tăng trưởng cao hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc ở mức 5,1%, tăng từ mức 3% trong năm 2022.

Báo cáo của WB được công bố ngày hôm nay (31/3) đã xem xét 8 thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (không bao gồm Singapore và Brunei), cùng với Trung Quốc, Mông Cổ, Papua New Guinea, Timor Leste và 11 quốc đảo Thái Bình Dương.

Trong đó, ngân hàng có trụ sở tại Washington, D.C., Mỹ lưu ý, mặc dù đã có sự phục hồi trên diện rộng hồi năm ngoái, sản lượng vẫn ở dưới mức trước đại dịch tại hầu hết các quốc đảo Thái Bình Dương, cũng như ở Thái Lan. Tăng trưởng của khu vực chủ yếu được dẫn dắt bởi tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu hàng hóa mạnh mẽ.

Trong một nhận định liên quan, Phó chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Manuela Ferro cho hay: “Hầu hết các nền kinh tế lớn của Đông Á và Thái Bình Dương đều đã vượt qua những khó khăn của đại dịch COVID-19, nhưng giờ đây phải điều hướng trong bối cảnh toàn cầu thay đổi… Để lấy lại động lực, còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, năng suất và thiết lập các nền tảng cho sự phục hồi xanh hơn”.

Bên cạnh đó, những thách thức khác bao gồm dân số già đi nhanh chóng, dẫn đến lực lượng lao động nhỏ hơn, nhưng gánh nặng lương hưu và chăm sóc sức khỏe cao hơn; cùng với những rủi ro khí hậu, một phần do dân số đông đúc và hoạt động kinh tế cao tại các vùng ven biển.

“Mặc dù vậy, thúc đẩy thương mại, giải quyết các biến động dân số và tăng cường khả năng phục hồi khí hậu có thể thúc đẩy tăng trưởng”, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, ông Aaditya Mattoo nói thêm.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)