Thắt chặt chính sách tiền tệ là cách tốt để các nước kiềm chế lạm phát. Ảnh minh hoạ: Economic Times/TTXVN/Vietnam+ |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong một chương trình phân tích về giám sát tài chính mới đây cho hay, các chính sách thuế và chi tiêu có vai trò quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ để làm chậm quá trình tăng giá.
Theo IMF, so với khi chính sách tài khoá hoạt động song song, khi các ngân hàng trung ương cần hành động đơn lẻ, họ phải tăng lãi suất nhiều hơn để chống lạm phát. Đồng thời, các quốc gia nên tìm cách bảo vệ những công dân nghèo để họ được hưởng lợi nhiều nhất từ các dịch vụ công bằng cách thực hiện các chương trình chuyển giao.
Paolo Mauro, Phó Giám đốc Bộ phận Quản lý các vấn đề tài chính của IMF cho biết: “Thông điệp gửi tới các nhà hoạch định chính sách hiện nay là phải thắt chặt tài khoá và thực hiện hành động hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương hơn”.
IMF chỉ ra rằng đối với các nền kinh tế phát triển, kể từ năm 1985, giảm 1% chi tiêu công trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giúp giảm 0,5% lạm phát.
Lạm phát ngoài dự kiến, giống như tình trạng mà thế giới đã trải qua từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022, ban đầu giảm tỷ lệ nợ trên GDP của các quốc gia, đã khiến các chủ nợ bị thua lỗ. IMF cho biết, khi tăng trưởng về giá trở nên bền vững hơn và được dự đoán tốt hơn, nó sẽ ngừng góp phần làm giảm tỷ lệ nợ.