Thế giới

IMF kêu gọi các nước thắt chặt tài khoá để kiềm chế lạm phát

ClockThứ Năm, 06/04/2023 19:48
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang thúc giục các quốc gia đang vật lộn với tình trạng lạm phát nhanh nhất trong ba thập kỷ qua thắt chặt chính sách tài khoá để giúp chế ngự tình trạng tăng giá và giảm bớt áp lực tăng lãi suất đối với các ngân hàng trung ương.

ADB: Châu Á đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn, giảm lạm phát vào năm 2023Chi phí nhiên liệu thấp hơn thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang xe điệnNhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phátCampuchia: Không có sự lây truyền từ người sang người trong các ca mắc cúm gia cầm gần đây Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

leftcenterrightdel
 Thắt chặt chính sách tiền tệ là cách tốt để các nước kiềm chế lạm phát. Ảnh minh hoạ: Economic Times/TTXVN/Vietnam+

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong một chương trình phân tích về giám sát tài chính mới đây cho hay, các chính sách thuế và chi tiêu có vai trò quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ để làm chậm quá trình tăng giá.

Theo IMF, so với khi chính sách tài khoá hoạt động song song, khi các ngân hàng trung ương cần hành động đơn lẻ, họ phải tăng lãi suất nhiều hơn để chống lạm phát. Đồng thời, các quốc gia nên tìm cách bảo vệ những công dân nghèo để họ được hưởng lợi nhiều nhất từ các dịch vụ công bằng cách thực hiện các chương trình chuyển giao.

Paolo Mauro, Phó Giám đốc Bộ phận Quản lý các vấn đề tài chính của IMF cho biết: “Thông điệp gửi tới các nhà hoạch định chính sách hiện nay là phải thắt chặt tài khoá và thực hiện hành động hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương hơn”.

IMF chỉ ra rằng đối với các nền kinh tế phát triển, kể từ năm 1985, giảm 1% chi tiêu công trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giúp giảm 0,5% lạm phát.

Lạm phát ngoài dự kiến, giống như tình trạng mà thế giới đã trải qua từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022, ban đầu giảm tỷ lệ nợ trên GDP của các quốc gia, đã khiến các chủ nợ bị thua lỗ. IMF cho biết, khi tăng trưởng về giá trở nên bền vững hơn và được dự đoán tốt hơn, nó sẽ ngừng góp phần làm giảm tỷ lệ nợ.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Return to top