leftcenterrightdel
Các chuyên gia đến từ các thương hiệu chuyển phát nhanh chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch số hoá 

Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 5.000 DN đang hoạt động, trong đó, DN dịch vụ nhỏ và siêu nhỏ chiếm đến 97%. Các DN này chủ yếu là các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, DN tự phát, hộ kinh doanh sản phẩm làng nghề truyền thống... nên hầu hết đều gặp khó trong việc chuyển đổi số, hoàn thiện chuỗi cung ứng cũng như tối ưu quy trình vận chuyển. Đây cũng là trăn trở của nhiều DN, đặc biệt là với các SME, startup hay các làng nghề truyền thống kinh doanh nhỏ lẻ ở các địa phương khác.

leftcenterrightdel
DN vừa và nhỏ là đối tượng cần được hỗ trợ chiến lược bán hàng trên nền tảng số  

Một trong những vấn đề mà nhiều DN băn khoăn trong bước chuyển mình để thích ứng sau sự thay đổi về hành vi tiêu dùng hậu COVID-19 cũng như xu hướng phát triển chung của thời đại. Đặc biệt với các SME, startup, người bán hàng online nhỏ, các làng nghề truyền thống dù có năng lực sản xuất, nhưng lại phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy các hoạt động marketing và bán hàng online khi thiếu vốn, thiếu nguồn lực cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế.

Tại hội thảo, các diễn giả là chuyên gia đến từ thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express Việt Nam, TikTok Việt Nam, Tập đoàn truyền thông Lê, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công như Vụn Art, Mộc Truly Huế đã có những chia sẻ nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở kinh doanh, đặc biệt sản phẩm thủ công truyền thống trong quá trình chuyển dịch số hoá. Tại đây, các DN thảo luận xung quanh 2 vấn đề: Chiến thuật bán hàng trên nền tảng số hiệu quả và kinh doanh sản phẩm thủ công: Cơ hội phát triển và chiến thuật doanh số, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn, bài học kinh doanh, giúp DN và hộ kinh doanh làng nghề hoàn thiện các bước xây dựng bộ máy quản trị nhằm thúc đẩy doanh số, góp phần xây dựng và giữ vững thương hiệu, vị thế của mình.

Tin, ảnh: THANH HƯƠNG