Lao động nữ làm việc trong một dây chuyền sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại tỉnh Bình Định. Ảnh minh họa: TTXVN |
Cụ thể, báo cáo có tiêu đề “Trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở khu vực Thái Bình Dương: Một phân tích toàn diện về các nghiên cứu và dữ liệu hiện có”, và được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Tài chính dành cho Nữ doanh nhân (We-Fi).
Được biết, báo cáo dựa trên hơn 200 bài báo và nghiên cứu đã được xuất bản, cùng 11 bộ dữ liệu và thông tin chi tiết về những rào cản mà phụ nữ phải đối mặt để tham gia đầy đủ vào nền kinh tế trong khu vực; bao gồm: sự tham gia lực lượng lao động ở mức thấp, cũng như sự tập trung nghề nghiệp, chênh lệch tiền lương theo giới, điều kiện làm việc kém, quyền ra quyết định hạn chế, và cơ hội tiếp cận đào tạo, tín dụng và việc làm không bình đẳng.
Qua đó, Tổng Giám đốc của ADB phụ trách khu vực Thái Bình Dương, bà Leah Gutierrez cho biết: "Đầu tư vào việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ là một lựa chọn thông minh đối với các Chính phủ Thái Bình Dương, bởi bình đẳng giới góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững hơn". Đồng thời, bà Leah Gutierrez khẳng định, việc thu hẹp khoảng cách giới kéo dài này và tăng cường môi trường thuận lợi cho việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Trong đó, báo cáo nói trên đã khuyến nghị các hành động chính nhằm tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng và giá cả phải chăng; cải cách quy định; và cải thiện sự hòa nhập kỹ thuật số và đào tạo cho phụ nữ.
Ngoài ra, báo cáo của ADB cũng đề xuất các biện pháp để hỗ trợ sự linh hoạt và phục hồi kinh tế của phụ nữ sau đại dịch COVID-19; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động khẩn cấp để giải quyết các khía cạnh giới của vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó sẽ tác động đến các ngành công nghiệp mà phụ nữ làm việc, bao gồm nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.