leftcenterrightdel
Châu Á - Thái Bình Dương đóng một phần quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ 

Sự cạnh tranh giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc đã nổi lên như một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với thương mại toàn cầu. Trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) báo cáo, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018 - 2020 đã làm giảm đầu tư tích luỹ 3,5%, giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 0,4% và giảm 1% việc làm nói chung trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Những tác động này rõ rệt hơn ở các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, đăc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn - một chỉ số đã tăng đột biến kể từ sau đại dịch.

Hậu quả tài chính của chúng cũng rất nghiêm trọng, với việc giải phóng nhanh chóng các vấn đề tài chính sẽ có chi phí ngắn hạn cao hơn và tổn thất cũng dài hạn hơn, liên quan đến chi phí cơ hội cao hơn do giảm đa dạng hoá thương mại, dẫn đến tăng trưởng năng suất và đầu tư chậm hơn.

Căng thẳng địa chính trị đã làm tăng nguy cơ rằng những lo ngại về an ninh quốc gia có thể lấn át lợi ích kinh tế chung của các dòng đầu tư toàn cầu.

Tuy nhiên, đa dạng hoá thương mại đối với nhiều quốc gia thu nhập trung bình không phải lúc nào cũng là một giải pháp đơn giản. Trong bối cảnh Mỹ - Trung cạnh tranh quyền bá chủ địa chính trị, tương lai của tự do thương mại và đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào sự tỉnh táo của các nhà hoạch định chính sách và cam kết rõ ràng nhằm đảm bảo chủ động đối thoại thay vì xây dựng quân đội.

Tính toàn vẹn của các hiệp định thương mại khu vực, đơn cử như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) phải được tôn trọng, bởi chỉ có trật tự thương mại dựa trên quy tắc mới có khả năng giảm căng thẳng. Do đó, tất cả phải đồng ý không sử dụng biện pháp cưỡng chế kinh tế để hạn chế thương mại và tiếp cận thị trường.

Hiện nay, tình hình cạnh tranh đang diễn ra rất mạnh và chịu nhiều cú sốc địa chính trị, kinh tế và công nghệ. Vì vậy, chủ động đối thoại và theo sát các chính sách mà các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương theo đuổi là rất quan trọng để thể hiện lập trường cân nhắc và thận trọng, tránh biến đối đầu chiến lược lạnh thành xung đột nóng, dẫn đến tình thế đôi bên cùng không có lợi.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)