Thế giới

Không thể xảy ra gián đoạn thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Hai, 29/05/2023 16:44
TTH.VN - Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đóng một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh thương mại và đầu tư toàn cầu, thúc đẩy phần lớn tăng trưởng kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, một số điểm nóng trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị căng thẳng có nguy cơ làm gián đoạn dòng chảy đầu tư và thương mại toàn cầu.

WTO thúc đẩy tái toàn cầu hoá chuỗi cung ứng để cắt giảm rủi ro tắc nghẽnViệt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịchCần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡngTổng thư ký Dato Lim Jock Hoi: Cộng đồng ASEAN vẫn ở ngã ba đườngUNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

leftcenterrightdel
Châu Á - Thái Bình Dương đóng một phần quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ 

Sự cạnh tranh giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc đã nổi lên như một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với thương mại toàn cầu. Trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) báo cáo, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018 - 2020 đã làm giảm đầu tư tích luỹ 3,5%, giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 0,4% và giảm 1% việc làm nói chung trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Những tác động này rõ rệt hơn ở các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, đăc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn - một chỉ số đã tăng đột biến kể từ sau đại dịch.

Hậu quả tài chính của chúng cũng rất nghiêm trọng, với việc giải phóng nhanh chóng các vấn đề tài chính sẽ có chi phí ngắn hạn cao hơn và tổn thất cũng dài hạn hơn, liên quan đến chi phí cơ hội cao hơn do giảm đa dạng hoá thương mại, dẫn đến tăng trưởng năng suất và đầu tư chậm hơn.

Căng thẳng địa chính trị đã làm tăng nguy cơ rằng những lo ngại về an ninh quốc gia có thể lấn át lợi ích kinh tế chung của các dòng đầu tư toàn cầu.

Tuy nhiên, đa dạng hoá thương mại đối với nhiều quốc gia thu nhập trung bình không phải lúc nào cũng là một giải pháp đơn giản. Trong bối cảnh Mỹ - Trung cạnh tranh quyền bá chủ địa chính trị, tương lai của tự do thương mại và đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào sự tỉnh táo của các nhà hoạch định chính sách và cam kết rõ ràng nhằm đảm bảo chủ động đối thoại thay vì xây dựng quân đội.

Tính toàn vẹn của các hiệp định thương mại khu vực, đơn cử như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) phải được tôn trọng, bởi chỉ có trật tự thương mại dựa trên quy tắc mới có khả năng giảm căng thẳng. Do đó, tất cả phải đồng ý không sử dụng biện pháp cưỡng chế kinh tế để hạn chế thương mại và tiếp cận thị trường.

Hiện nay, tình hình cạnh tranh đang diễn ra rất mạnh và chịu nhiều cú sốc địa chính trị, kinh tế và công nghệ. Vì vậy, chủ động đối thoại và theo sát các chính sách mà các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương theo đuổi là rất quan trọng để thể hiện lập trường cân nhắc và thận trọng, tránh biến đối đầu chiến lược lạnh thành xung đột nóng, dẫn đến tình thế đôi bên cùng không có lợi.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top