leftcenterrightdel
 Chuyên gia người Đức Andrea Teufel hướng dẫn các em học sinh tham gia trò chơi
Các em được tìm hiểu và tham gia trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế: tìm hiểu ý nghĩa của các họa tiết được sử dụng tại công trình điện Phụng Tiên. Đây là một phương thức tiếp cận thú vị với nghệ thuật triều Nguyễn dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, qua đó góp phần giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế được các chuyên gia của Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức sáng tạo dựa trên 45 họa tiết của triều Nguyễn. Đây là một trò chơi độc đáo, thú vị để khám phá, tìm hiểu về mỹ thuật triều Nguyễn.

Theo chuyên gia người Đức Andrea Teufel, trong văn hóa Việt Nam có nhiều họa tiết nghệ thuật trang trí thể hiện sự khác nhau theo vùng miền, thời gian và tùy theo mục đích sử dụng. Vào thời Nguyễn, một phong cách nghệ thuật đặc trưng đã xuất hiện. Đến nay, phong cách này vẫn toát lên nét đặc trưng về một kinh đô của các hoàng đế nhà Nguyễn trên nhiều phương diện, như đồ vật, khảm, tranh vẽ, điêu khắc, phù điêu trên các tòa nhà, các tác phẩm nghệ thuật...

Tuy nhiên, chúng không chỉ dùng để trang trí mà mỗi họa tiết còn có một ý nghĩa đặc biệt. Với 45 họa tiết quan trọng nhất của triều Nguyễn, các chuyên gia của Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức đã tạo ra trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế, qua đó giúp người chơi hiểu thêm về ý nghĩa của các họa tiết cung đình.

Tin, ảnh: MINH HIỀN