ClockThứ Bảy, 17/06/2023 15:39

Khám phá di sản qua trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế

TTH.VN - Chào mừng kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới, sáng 17/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức tổ chức hoạt động khám phá di sản cho các em học sinh.

Bảo tồn ca Huế trước nhiều thách thứcGiáo dục bắt buộc giúp trẻ em được học tập để phát triển toàn diệnNgôi nhà cũ của bà Từ Cung sẽ trở thành nơi giáo dục di sản

leftcenterrightdel
 Chuyên gia người Đức Andrea Teufel hướng dẫn các em học sinh tham gia trò chơi
Các em được tìm hiểu và tham gia trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế: tìm hiểu ý nghĩa của các họa tiết được sử dụng tại công trình điện Phụng Tiên. Đây là một phương thức tiếp cận thú vị với nghệ thuật triều Nguyễn dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, qua đó góp phần giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế được các chuyên gia của Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức sáng tạo dựa trên 45 họa tiết của triều Nguyễn. Đây là một trò chơi độc đáo, thú vị để khám phá, tìm hiểu về mỹ thuật triều Nguyễn.

Theo chuyên gia người Đức Andrea Teufel, trong văn hóa Việt Nam có nhiều họa tiết nghệ thuật trang trí thể hiện sự khác nhau theo vùng miền, thời gian và tùy theo mục đích sử dụng. Vào thời Nguyễn, một phong cách nghệ thuật đặc trưng đã xuất hiện. Đến nay, phong cách này vẫn toát lên nét đặc trưng về một kinh đô của các hoàng đế nhà Nguyễn trên nhiều phương diện, như đồ vật, khảm, tranh vẽ, điêu khắc, phù điêu trên các tòa nhà, các tác phẩm nghệ thuật...

Tuy nhiên, chúng không chỉ dùng để trang trí mà mỗi họa tiết còn có một ý nghĩa đặc biệt. Với 45 họa tiết quan trọng nhất của triều Nguyễn, các chuyên gia của Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức đã tạo ra trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế, qua đó giúp người chơi hiểu thêm về ý nghĩa của các họa tiết cung đình.

Tin, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Thương hiệu Thế Giới Bida Cập nhật kqxsmb 30 ngày mở thưởng
Return to top