leftcenterrightdel
Xử lý vết thương trên mặt cho trẻ bị chó cắn tại CDC tỉnh 

Sở Y tế cũng đề nghị các đơn vị giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn; phối hợp với chính quyền địa phương truyên truyền, vận động các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời. Tăng cường tiếp cận của người dân với vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Các nội dung trên gửi đến cơ sở y tế nhằm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên động vật. Đồng thời tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại và đạt mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại 2022-2023.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.700 trường hợp phải tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại, trong đó chủ yếu do chó, mèo cắn. Nhiều trường hợp bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng vắc xin/ tiêm muộn. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo chưa cao, công tác quản lý chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên người có thể lây lan trong cộng đồng rất lớn.

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị. Tỷ lệ tử vong do bệnh dại là 100%. Các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm, vết cào của động vật mắc bệnh dại.

Tin, ảnh: L.TUỆ