leftcenterrightdel
Nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục duy trì triển vọng tăng trưởng cao. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Cụ thể, báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 7/2023 chỉ ra rằng, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục giảm, tiến gần đến mức trước dịch do giá nhiên liệu và lương thực giảm. Trong đó, tình hình lạm phát ở khu vực châu Á đang phát triển được dự báo sẽ ở mức 3,6% vào năm nay, giảm so với mức ước tính 4,2% đưa ra hồi tháng 4.

Triển vọng lạm phát cho năm 2024 của khu vực có thể sẽ tăng từ mức ước tính trước đó là 3,3% lên 3,4%.

Việc mở cửa trở lại của Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (PRC) đang thúc đẩy tăng trưởng của khu vực. Trong đó, nền kinh tế của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4, trong bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu hàng điện tử và các hàng hoá sản xuất khác của châu Á đang chậm lại do việc thắt chặt tiền tệ kéo theo hoạt động kinh tế chậm hơn ở các nền kinh tế tiên tiến lớn. Dự báo tăng trưởng của khu vực cho năm 2024 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống còn 4,7%, thấp hơn so với mức 4,8% được đưa ra hồi tháng 4.

“Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch với tốc độ ổn định. Nhu cầu trong nước và hoạt động dịch vụ đang thúc đẩy tăng trưởng, cùng lúc đó nhiều nền kinh tế cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp và xuất khẩu vẫn còn yếu, triển vọng tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu trong năm tới có thể trở nên tồi tệ hơn”, nhà kinh tế trưởng của ADB Albert Park cho hay.

Theo đó, ADB đang duy trì dự báo tăng trưởng cho hầu hết các tiểu vùng ở châu Á – Thái Bình Dương. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm Đông Nam Á, nơi triển vọng được hạ xuống còn 4,6% trong năm nay và 4,9% cho năm 2024, thấp hơn mức ước tính đưa ra hồi tháng 4 là 4,7% và 5%.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB News)