Thế giới

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương

ClockThứ Tư, 19/07/2023 11:25
TTH.VN - Nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang duy trì triển vọng tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở mức 4,8% trong năm nay.

Trao quyền kinh tế cho phụ nữ có sự cải thiện, nhưng khoảng cách giới vẫn tồn tạiChủ tịch ADB kêu gọi hành động khí hậu mạnh mẽ hơn trong khu vựcADB và PIDG sẽ hợp tác về đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn đầuThúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Châu Á - Thái Bình Dương6 quốc gia chính thức tham gia quỹ mới hỗ trợ chống biến đổi khí hậu

leftcenterrightdel
Nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục duy trì triển vọng tăng trưởng cao. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Cụ thể, báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 7/2023 chỉ ra rằng, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục giảm, tiến gần đến mức trước dịch do giá nhiên liệu và lương thực giảm. Trong đó, tình hình lạm phát ở khu vực châu Á đang phát triển được dự báo sẽ ở mức 3,6% vào năm nay, giảm so với mức ước tính 4,2% đưa ra hồi tháng 4.

Triển vọng lạm phát cho năm 2024 của khu vực có thể sẽ tăng từ mức ước tính trước đó là 3,3% lên 3,4%.

Việc mở cửa trở lại của Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (PRC) đang thúc đẩy tăng trưởng của khu vực. Trong đó, nền kinh tế của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4, trong bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu hàng điện tử và các hàng hoá sản xuất khác của châu Á đang chậm lại do việc thắt chặt tiền tệ kéo theo hoạt động kinh tế chậm hơn ở các nền kinh tế tiên tiến lớn. Dự báo tăng trưởng của khu vực cho năm 2024 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống còn 4,7%, thấp hơn so với mức 4,8% được đưa ra hồi tháng 4.

“Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch với tốc độ ổn định. Nhu cầu trong nước và hoạt động dịch vụ đang thúc đẩy tăng trưởng, cùng lúc đó nhiều nền kinh tế cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp và xuất khẩu vẫn còn yếu, triển vọng tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu trong năm tới có thể trở nên tồi tệ hơn”, nhà kinh tế trưởng của ADB Albert Park cho hay.

Theo đó, ADB đang duy trì dự báo tăng trưởng cho hầu hết các tiểu vùng ở châu Á – Thái Bình Dương. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm Đông Nam Á, nơi triển vọng được hạ xuống còn 4,6% trong năm nay và 4,9% cho năm 2024, thấp hơn mức ước tính đưa ra hồi tháng 4 là 4,7% và 5%.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu

Theo tin từ Reuters ngày 11/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có - đánh dấu lần đầu tiên có bảo lãnh, có chủ quyền cho tài chính khí hậu.

ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu
Return to top