leftcenterrightdel
 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo

Với chủ đề “Sống cùng di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và thế giới”, hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu là chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia.

Kéo dài đến hết ngày 6/8, hội thảo được chia làm 65 phiên được trình bày song song và 10 phiên toàn thể diễn ra tại Trường Quốc Học Huế. Bên cạnh đó có nhiều các hoạt động nghệ thuật, trưng bày, triển lãm và biểu diễn sẽ diễn ra trong suốt thời gian hội thảo ở nhiều không gian văn hóa, di tích, bảo tàng… trên địa bàn TP. Huế.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, hội thảo này được xem là một Festival Khoa học - Nghệ thuật nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Huế 2023.

leftcenterrightdel
Đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo 

Trong thời gian qua, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế đã đóng góp cho Việt Nam những giá trị quý báu, là hình ảnh thân thiện mến khách. Tỉnh xác định văn hóa là cầu nối phát triển bền vững và luôn chú trọng các sản phẩm gắn với thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài”, “Huế - Thành phố của lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực” làm đòn bẩy quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ và gắn với định hướng về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Thông qua hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ mong muốn nhận được sự đóng góp sáng kiến, thảo luận một cách chân tình, khoa học về chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trong bối cảnh xã hội đương đại.

N. MINH