ClockThứ Ba, 01/08/2023 14:50

Hàng trăm chuyên gia đến Huế trao đổi về vấn đề di sản

TTH.VN - Hội thảo quốc tế Kết nối Việt Nam lần thứ 14 do Tổ chức Engaging With Vietnam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) cùng một số đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức, khai mạc ngày 1/8 tại Trường Quốc Học Huế.

Bàn luận về văn hóa và kiến trúc từ góc nhìn di sảnChia sẻ nguồn tư liệu di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn tại PhápThừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọngĐề xuất xem xét sửa đổi Luật Di sản văn hóaBàn về bảo tồn và phát huy giá trị

leftcenterrightdel
 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo

Với chủ đề “Sống cùng di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và thế giới”, hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu là chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia.

Kéo dài đến hết ngày 6/8, hội thảo được chia làm 65 phiên được trình bày song song và 10 phiên toàn thể diễn ra tại Trường Quốc Học Huế. Bên cạnh đó có nhiều các hoạt động nghệ thuật, trưng bày, triển lãm và biểu diễn sẽ diễn ra trong suốt thời gian hội thảo ở nhiều không gian văn hóa, di tích, bảo tàng… trên địa bàn TP. Huế.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, hội thảo này được xem là một Festival Khoa học - Nghệ thuật nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Huế 2023.

leftcenterrightdel
Đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo 

Trong thời gian qua, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế đã đóng góp cho Việt Nam những giá trị quý báu, là hình ảnh thân thiện mến khách. Tỉnh xác định văn hóa là cầu nối phát triển bền vững và luôn chú trọng các sản phẩm gắn với thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài”, “Huế - Thành phố của lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực” làm đòn bẩy quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ và gắn với định hướng về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Thông qua hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ mong muốn nhận được sự đóng góp sáng kiến, thảo luận một cách chân tình, khoa học về chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trong bối cảnh xã hội đương đại.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Return to top