leftcenterrightdel
Mô hình giáo dục STEM tạo cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy

Để chuẩn bị cho kế hoạch này, trong 2 ngày 2-3/8, Sở GDĐT phối hợp với các chuyên gia giáo dục STEM của Bộ GDĐT tập huấn cho cán bộ quản lý các phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh.

Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, cách xây dựng kế hoạch giáo dục STEM trong kế hoạch giáo dục môn học và kế hoạch giáo dục nhà trường.

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.

Giáo dục STEM thu hút học sinh vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, tức là không thiên về lý thuyết đơn thuần mà tập trung vào các hoạt động vận dụng lý thuyết để thực hành, khám phá, thiết kế, chế tạo, sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

Mô hình này sử dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó, dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề là hai phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến trong triển khai các hoạt động giáo dục STEM.

Giáo dục STEM còn tạo cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, kỹ năng cần thiết như tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh và thực hiện có hiệu quả chương trình GDPT 2018.

Năm học 2022-2023, Thừa Thiên Huế là 1 trong 7 địa phương trong cả nước được Bộ GDĐT chọn dạy thí điểm giáo dục STEM ở cấp tiểu học. Sở GD&ĐT đã chọn 10 trường tiểu học của TP. Huế, thị xã Hương Trà và các huyện A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc tham gia triển khai thí điểm.

MINH HIỀN