Khám bệnh cho trẻ mắc tay chân miệng tại BV Trung ương Huế |
Trong 113 ca, TP. Huế có 66 ca; các huyện Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc mỗi huyện có 10 ca.
Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn quốc có gần 70.000 ca bệnh TCM, tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71 – chủng khiến các triệu chứng nặng hơn, dẫn tới biến chứng và có thể tử vong.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng sau tựu trường, các bác sĩ khuyến cáo cần vệ sinh cá nhân; vệ sinh ăn uống; vệ sinh sạch sẽ môi trường lớp học, đồ chơi của trẻ; theo dõi sức khỏe và kịp thời cách ly khi trẻ phát bệnh, tránh tình trạng lây lan.
Thời điểm nắng mưa giao mùa cũng tạo nguy cơ cho dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng, tuy nhiên, so với chu kỳ, từ đầu năm đến nay có hơn 200 ca, giảm nhiều so với năm 2022. Các đơn vị có ca bệnh nhiều như Tp. Huế: 50 ca, Phú Vang: 35 ca, Quảng Điền: 31 ca. Đặc biệt, hai huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới đều đã xuất hiện ca bệnh, trong đó Nam Đông: 20 ca.
Đoàn thanh niên Sở Y tế ra quân hướng dẫn người dân thau vét lăng quăng, bọ gậy tại TX. Hương Thủy. Ảnh: Sở Y tế |
Ngằm khống chế, ngăn dịch SXH tại các địa bàn, CDC tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các cộng tác viên, y tế thôn bản, trưởng thôn tập trung nội dung phòng chống véc tơ SXH và các biện pháp xử lý môi trường; Truyền thông phòng chống SXH tại cộng đồng; nhấn mạnh vai trò, nhiệm vụ y tế thôn tổ trong hoạt động phòng chống SXH… Các lớp tập huấn cũng hướng dẫn cụ thể các y tế thôn phát hiện và xử lý các dụng cụ chứa nước có lăng quăng, bọ gậy.
Mới đây, Sở Y tế tổ chức tập huấn trực tuyến cập nhật phác đồ điều trị SXH mới nhất theo quyết định của Bộ Y tế với sự tham dự của các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập.
Tại Quảng Điền, vùng thấp trũng thường xuất hiện nhiều ca bệnh khi thời tiết mưa nắng đan xen, Trung tâm Y tế huyện tổ chức truyền thông lưu động bằng xe loa trên địa bàn các xã nhằm hướng dẫn, nâng cao ý thức về phòng chống dịch bệnh, kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế tỷ lệ lây lan, bùng phát dịch trong cộng đồng.