Nợ đang gia tăng trong khu vực là do chi tiêu chính phủ ngày càng tăng, doanh thu nội địa thấp và chi phí dịch vụ nợ ngày càng tăng. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ

Cụ thể, ông Indermit Gill cho rằng tốc độ tái cơ cấu nợ theo Khung chung của Nhóm G20 vẫn đang còn khá chậm so với tốc độ cần thiết để tái cơ cấu nợ của các nước nghèo nhất. Do đó, cần phải đẩy nhanh các quá trình này.

Tuy nhiên, mức nợ cao đáng ngạc nhiên ở châu Á cũng là một mối lo ngại. Đồng thời ông cũng lưu ý rằng việc chính phủ tăng cường vay từ thị trường trong nước sẽ hạn chế mức tín dụng dành cho các công ty tư nhân, dẫn đến đầu tư bị chững lại.

Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill nhận định: “Chúng ta có cùng một vấn đề rằng nợ quá nhiều và đầu tư quá ít. Có rất nhiều hoạt động tiêu dùng của chính phủ và tư nhân được tài trợ thông qua nợ. Không có nhiều khoản đầu tư được tài trợ thông qua tính dụng và điều đó không phải là tốt”.

Kết quả của vấn đề này có thể sẽ là “tăng trưởng thấp hơn nhiều” so với dự đoán. Song hiện tại các chuyên gia chưa thể đưa ra con số cụ thể nào. Vì vậy, đây sẽ không phải là tình trạng khó khăn về nợ nần mà chỉ là tăng trưởng sụt giảm. Nhưng dù sao, giảm tăng trưởng cũng là vấn đề nghiêm trọng không kém.

Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng, nợ chính phủ chiếm khoảng 85% GDP ở một quốc gia Nam Á, cao hơn so với các thị trường mới nổi, khu vực kinh tế đang phát triển khác.

Nợ đang gia tăng trong khu vực là do chi tiêu chính phủ ngày càng tăng, doanh thu nội địa thấp và chi phí dịch vụ nợ ngày càng tăng. Nó cũng lưu ý đến một số yếu tố, bao gồm thua lỗ tại một ngân hàng quốc doanh lớn có thể đẩy chi phí đi vay lên mức không bền vững.

Không chỉ Nam Á, nợ cũng tăng lên ở Đông Á. Nước có tỷ lệ nợ tương đối thấp là Trung Quốc, nhưng tại nước này, vấn đề nợ không phải là do nợ chính phủ trung ương mà là nợ địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng việc thế giới tập trung vào các nước nghèo nhất được bao phủ bởi Khung chung có thể sẽ dẫn đến những bất ngờ khi xuất hiện vấn đề ở các nước “trông có vẻ khoẻ mạnh” khác.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)