Thế giới

Tình trạng nợ gia tăng ở châu Á có thể hạn chế tăng trưởng của khu vực

ClockThứ Ba, 10/10/2023 16:55
TTH.VN - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Indermit Gill mới đây chia sẻ: Mức nợ gia tăng ở các quốc gia “có vẻ khỏe mạnh” ở châu Á có thể hạn chế tăng trưởng trong khu vực.

Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với việc cắt giảm ngân sách 220 tỷ USDNhật Bản áp dụng thuế du lịch tại Di sản thế giới đền Itsukushima để đối phó tình trạng quá tảiKhai mạc sự kiện thương mại về nội dung lớn nhất châu ÁNgân hàng Thế giới (WB) cắt giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực Nam ÁẤn Độ phát hiện thêm 2 loại siro có chứa chất độc hại

 Nợ đang gia tăng trong khu vực là do chi tiêu chính phủ ngày càng tăng, doanh thu nội địa thấp và chi phí dịch vụ nợ ngày càng tăng. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ

Cụ thể, ông Indermit Gill cho rằng tốc độ tái cơ cấu nợ theo Khung chung của Nhóm G20 vẫn đang còn khá chậm so với tốc độ cần thiết để tái cơ cấu nợ của các nước nghèo nhất. Do đó, cần phải đẩy nhanh các quá trình này.

Tuy nhiên, mức nợ cao đáng ngạc nhiên ở châu Á cũng là một mối lo ngại. Đồng thời ông cũng lưu ý rằng việc chính phủ tăng cường vay từ thị trường trong nước sẽ hạn chế mức tín dụng dành cho các công ty tư nhân, dẫn đến đầu tư bị chững lại.

Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill nhận định: “Chúng ta có cùng một vấn đề rằng nợ quá nhiều và đầu tư quá ít. Có rất nhiều hoạt động tiêu dùng của chính phủ và tư nhân được tài trợ thông qua nợ. Không có nhiều khoản đầu tư được tài trợ thông qua tính dụng và điều đó không phải là tốt”.

Kết quả của vấn đề này có thể sẽ là “tăng trưởng thấp hơn nhiều” so với dự đoán. Song hiện tại các chuyên gia chưa thể đưa ra con số cụ thể nào. Vì vậy, đây sẽ không phải là tình trạng khó khăn về nợ nần mà chỉ là tăng trưởng sụt giảm. Nhưng dù sao, giảm tăng trưởng cũng là vấn đề nghiêm trọng không kém.

Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng, nợ chính phủ chiếm khoảng 85% GDP ở một quốc gia Nam Á, cao hơn so với các thị trường mới nổi, khu vực kinh tế đang phát triển khác.

Nợ đang gia tăng trong khu vực là do chi tiêu chính phủ ngày càng tăng, doanh thu nội địa thấp và chi phí dịch vụ nợ ngày càng tăng. Nó cũng lưu ý đến một số yếu tố, bao gồm thua lỗ tại một ngân hàng quốc doanh lớn có thể đẩy chi phí đi vay lên mức không bền vững.

Không chỉ Nam Á, nợ cũng tăng lên ở Đông Á. Nước có tỷ lệ nợ tương đối thấp là Trung Quốc, nhưng tại nước này, vấn đề nợ không phải là do nợ chính phủ trung ương mà là nợ địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng việc thế giới tập trung vào các nước nghèo nhất được bao phủ bởi Khung chung có thể sẽ dẫn đến những bất ngờ khi xuất hiện vấn đề ở các nước “trông có vẻ khoẻ mạnh” khác.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Return to top