Lãnh đạo Citigroup lạc quan về triển vọng tăng trưởng và tiềm năng của khu vực châu Á. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

Theo đó, mỗi ngày, công ty này đã chuyển 4 nghìn tỷ USD, tương đương với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức cho 5.000 công ty đa quốc gia, mà phần lớn dòng chảy và hoạt động của các doanh nghiệp là ở châu Á.

Bà Jane Fraser chia sẻ, châu Á là điểm sáng của thế giới. Có rất nhiều khu vực địa lý khác nhau, nơi mà những động lực đang thay đổi và đang mang lại lợi ích lâu dài hơn ở đây. Đó là những gì mà chúng ta thấy ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Bà Jane Fraser cũng lưu ý, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức, những tiến bộ mà nước này đạt được về mặt công nghệ là “phi thường”.

Cũng trong khu vực, có nhiều cơ hội tăng trưởng ở Singapore, nơi có rất nhiều “làn đường mới” để phát triển.

“Những khách hàng là doanh nhân ở khu vực này làm tôi rất kinh ngạc khi nhìn thấy họ. Họ rất đổi mới, rất sáng tạo và điều đó sẽ tạo ra của cải khổng lồ, cũng như tạo ra tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Tôi có thể được nhận xét là một người lạc quan, đặc biệt là khi nhận định về khu vực châu Á của thế giới”, bà Jane Fraser chia sẻ.

Về tình hình kinh tế ở các thị trường khác, bà Jane Fraser cho biết, khách hàng tiêu dùng và doanh nghiệp ở Mỹ vẫn có “sức khoẻ tốt”, ngay cả khi nước này có thể rơi vào suy thoái vào năm tới.

Trong khi đó, châu Âu đối mặt với những thách thức cơ cấu dài hạn hơn trên thị trường lao động và giá năng lượng.

Khi thúc đẩy Citigroup thực hiện quá trình chuyển đổi căn bản nhất trong nhiều thập kỷ, bao gồm đơn giản hoá tổ chức và cắt giảm việc làm, bà Jane Fraser cho biết, đã đến lúc đảm bảo rằng công ty được chuẩn bị sẵn sàng cho sự tăng trưởng sẽ diễn ra, đặc biệt là ở châu Á.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)