Thế giới

Citigroup: Châu Á là điểm sáng cho tăng trưởng kinh tế

ClockThứ Hai, 23/10/2023 14:26
TTH.VN - Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, xung đột đang diễn ra và bất chấp nền kinh tế đang chậm lại ở Trung Quốc, châu Á vẫn là một điểm sáng đối với thế giới, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia Citigroup Jane Fraser cho biết.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ tăng trưởng đúng hướng Tình trạng nợ gia tăng ở châu Á có thể hạn chế tăng trưởng của khu vựcS&P: Triển vọng châu Á-Thái Bình Dương "nhìn chung vẫn thuận lợi", bất chấp suy thoái ở Trung QuốcADB cắt giảm dự báo tăng trưởng khu vực Đông Nam Á năm 2023 và 2024 do nhu cầu xuất khẩu yếu ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Lãnh đạo Citigroup lạc quan về triển vọng tăng trưởng và tiềm năng của khu vực châu Á. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

Theo đó, mỗi ngày, công ty này đã chuyển 4 nghìn tỷ USD, tương đương với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức cho 5.000 công ty đa quốc gia, mà phần lớn dòng chảy và hoạt động của các doanh nghiệp là ở châu Á.

Bà Jane Fraser chia sẻ, châu Á là điểm sáng của thế giới. Có rất nhiều khu vực địa lý khác nhau, nơi mà những động lực đang thay đổi và đang mang lại lợi ích lâu dài hơn ở đây. Đó là những gì mà chúng ta thấy ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Bà Jane Fraser cũng lưu ý, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức, những tiến bộ mà nước này đạt được về mặt công nghệ là “phi thường”.

Cũng trong khu vực, có nhiều cơ hội tăng trưởng ở Singapore, nơi có rất nhiều “làn đường mới” để phát triển.

“Những khách hàng là doanh nhân ở khu vực này làm tôi rất kinh ngạc khi nhìn thấy họ. Họ rất đổi mới, rất sáng tạo và điều đó sẽ tạo ra của cải khổng lồ, cũng như tạo ra tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Tôi có thể được nhận xét là một người lạc quan, đặc biệt là khi nhận định về khu vực châu Á của thế giới”, bà Jane Fraser chia sẻ.

Về tình hình kinh tế ở các thị trường khác, bà Jane Fraser cho biết, khách hàng tiêu dùng và doanh nghiệp ở Mỹ vẫn có “sức khoẻ tốt”, ngay cả khi nước này có thể rơi vào suy thoái vào năm tới.

Trong khi đó, châu Âu đối mặt với những thách thức cơ cấu dài hạn hơn trên thị trường lao động và giá năng lượng.

Khi thúc đẩy Citigroup thực hiện quá trình chuyển đổi căn bản nhất trong nhiều thập kỷ, bao gồm đơn giản hoá tổ chức và cắt giảm việc làm, bà Jane Fraser cho biết, đã đến lúc đảm bảo rằng công ty được chuẩn bị sẵn sàng cho sự tăng trưởng sẽ diễn ra, đặc biệt là ở châu Á.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Đơn vị cung cấp Nâng Tầm Trải Nghiệm Cùng Kosy Group uy tín

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top