Trước tình hình bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở một số quốc gia, những công dân giàu nhất phải chịu nhiều gánh nặng thuế hơn. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, nhóm nghiên cứu tại Trường Kinh tế Paris cho biết, nếu bị đánh thuế, số tiền thu được sẽ chỉ tương đương với 2% trong số gần 13 nghìn tỷ USD tài sản thuộc sở hữu của 2.700 tỷ phú trên toàn cầu.

Trong báo cáo trốn thuế toàn cầu mới nhất, hiện nay, thuế cá nhân thực tế mà các tỷ phú phải nộp thường thấp hơn nhiều so với mức thuế mà những tầng lớp có thu nhập khiêm tốn hơn phải đóng. Điều này là bởi các tỷ phú có thể gửi tài sản vào các “công ty vỏ bọc” (tức nói đến những doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh gì, được đặt tại các nước có thuế siêu thấp để tránh thuế thu nhập).

Giám đốc tổ chức EU Tax Observatory Gabriel Zucman chia sẻ với phóng viên các báo rằng: “Theo quan điểm của chúng tôi, điều này khó có thể biện minh bởi nó có nguy cơ làm suy yếu tính bền vững của hệ thống thuế và khả năng chấp nhận của xã hội đối với việc đóng thuế”.

Được biết, tổ chức ước tính trên thực tế, thuế cá nhân của các tỷ phú ở Mỹ chỉ gần 0,5% và có thể chỉ bằng 0 ở Pháp.

Trước tình hình bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở một số quốc gia, điều này đang thúc đẩy lời kêu gọi những công dân giàu nhất phải chịu nhiều gánh nặng thuế hơn. Có thể nói, việc tăng thuế đối với những người giàu nhất là đặc biệt cần thiết, nhất là khi tài chính công đã và đang gặp khó khăn trong việc đối phó với dân số già đi, cộng thêm đó là tồn tại nhu cầu tài chính khổng lồ cho quá trình chuyển đổi khí hậu và khoản nợ do đại dịch COVID-19 để lại.

Ở Mỹ, ngân sách năm 2024 của Tổng thống Mỹ Joe Biden có bao gồm các kế hoạch đánh thuế tối thiểu 25% đối với 0,01% những người giàu nhất. Song đề xuất này đã không được thông qua vì vấp phải nhiều ý kiến phản đối.

Có thể nói rằng, mặc dù nỗ lực phối hợp quốc tế nhằm đánh thuế các tỷ phú có thể mất nhiều năm, nhưng tổ chức EU Tax Observatory đã chỉ ra ví dụ về sự thành công của một số chính phủ trong việc chấm dứt “bí mật ngân hàng và giảm cơ hội để các công ty đa quốc gia có thể chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế thấp”.

Theo đó, việc ra mắt tính năng chia sẻ thông tin tài khoản tự động vào năm 2018 đã giảm lượng tài sản nắm giữ ở các thiên đường thuế ở nước ngoài xuống chỉ còn 1/3 so với trước.

Cũng là một nỗ lực, một thỏa thuận đã được thiết lập với sự tham gia của 140 quốc gia trên toàn thế giới vào năm 2021, trong đó thống nhất từ năm 2024 sẽ áp dụng mức thuế tối thiểu đối với doanh nghiệp toàn cầu là 15%. Thỏa thuận được kỳ vọng sẽ hạn chế phạm vi giảm thuế của các công ty đa quốc gia “chuyên né thuế”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)