ASEAN được nhận xét là đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thúc đẩy hoà bình khu vực. Ảnh minh hoạ: theaseanpost.com/Trang Thông tin Đối ngoại |
Phó Chủ tịch điều hành AVI Chheng Kimlong cho biết: “Tôi muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của ASEAN như một minh chứng cho thấy sức mạnh của chủ nghĩa đa phương và hợp tác khu vực trong một thế giới ngày càng phức tạp và liên kết với nhau. Trong thập kỷ qua, bối cảnh quốc tế đã trải qua sự thay đổi nhanh chóng, từ cạnh tranh quyền lực đến phân tán kinh tế, khủng hoảng khí hậu, đại dịch toàn cầu và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác”.
Trong đó, phản ứng của ASEAN đối với những thay đổi này đã quyết định khả năng phục hồi của khối trong việc định hướng khu vực trong một thế giới đa ngành đang phát triển.
Theo Phó Chủ tịch Chheng Kimlong, trong hơn 50 năm qua, ASEAN đã đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình thúc đẩy hoà bình khu vực, tăng cường hội nhập kinh tế và thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên.
Theo ông, khu vực Đông Nam Á có mối liên hệ về mặt địa lý với Ấn Độ Dương ở phía Tây và Biển Đông ở phía Đông. Những tuyến đường biển này, chưa kể đến các tài nguyên thiên nhiên bên dưới chúng, đều mang tầm quan trọng kinh tế to lớn vì 1/3 thương mại đường biển của thế giới diễn ra ở vùng biển Đông Nam Á.
Denis Suarsana, Giám đốc KAS Indonesia và Timor Leste cho biết, trong bối cảnh địa chính trị và địa kinh tế đương đại, với vô số thách thức mà khu vực nói chung và hiệp hội nói riêng phải đối mặt, như tình hình bất ổn ở Biển Đông, tái tổ chức động lực của các cường quốc, gia tăng quân sự hoá, các cuộc khủng hoảng ở Myanmar, eo Biển Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên, tác động của xung đột Ukraine… tình trạng mất an ninh năng lượng và các yếu tố kinh tế khác, ASEAN nhận thấy mình đang ở ngã tư của các làn đường đan xen.
Trong hoàn cảnh đó, điều quan trọng là thúc đẩy xây dựng cộng đồng, hợp tác khu vực, cũng như tăng cường đối thoại và tham vấn với Trung Quốc và các bên liên quan.
Khi ASEAN bắt tay vào nỗ lực khôi phục quá trình xây dựng cộng đồng, tổ chức này phải duy trì sự cân bằng bấp bênh giữa tính trung tâm của tổ chức và tính toàn diện của các thành viên, trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các đặc tính tổ chức cơ bản trong thời gian tồn tại của mình qua những thử thách và gian khổ.
Các chuyên gia nhận xét, tính đến năm 2023, các phản ứng của ASEAN đã và đang được tăng cường. Điều này được thể hiện rõ nhất qua đồng thuận nhấn mạnh yêu cầu chấm dứt ngay lập tức bạo lực, mở ra đối thoại giữa tất cả các bên, hoà giải và cùng nhau hợp tác để khối ASEAN ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.