Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Phan Ngọc Thọ khẳng định, việc xây dựng hướng dẫn chung biên soạn dư địa chí là vô cùng quan trọng |
Tham dự buổi làm việc có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị, cá nhân liên quan.
Văn hóa làng là “cái lõi” căn bản của văn hóa dân tộc. Thế nên, việc tiến hành biên soạn các dư địa chí trên địa bàn tỉnh là cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 35 làng đã có dư địa chí.
Tham gia ý kiến, các đại biểu dự họp cho rằng, thực tiễn hầu hết các làng đều mong muốn có dư địa chí của làng để bảo tồn, lưu giữ văn hóa và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, nhưng hầu hết các làng nếu triển khai đồng loạt với thời gian ngắn, nên gặp nhiều khó khăn.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Phan Ngọc Thọ khẳng định, việc xây dựng hướng dẫn chung biên soạn dư địa chí là vô cùng quan trọng. Đây là chủ trương lớn của tỉnh, với 35 làng có địa chí là kinh nghiệm quý để các nhà nghiên cứu xây dựng dư địa chí.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đề nghị, Hội khoa học lịch sử chủ trì hoàn thành đề cương cơ bản chung; nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu dư địa chí và số hóa các tài liệu, tiến tới hình thành bảo tàng số cho các tài liệu này.
Tham gia ý kiến, các đại biểu cho rằng, thực tiễn hầu hết các làng đều mong muốn có dư địa chí của làng |
Các địa phương rà soát lại danh mục các làng, trưởng làng đang đương nhiệm; tiến hành cuộc vận động các trưởng làng để biên soạn dư địa chí; hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu, biên soạn sưu tầm các tư liệu, hiện vật chuẩn bị.
Liên hệ các hội đồng hương để huy động nguồn lực tài chính; lập danh mục các làng có đủ điều kiện để xây dựng dư địa chí, hướng đến mục tiêu, văn hóa làng là “cái lõi” căn bản của văn hóa dân tộc.